26 tháng 8, 2013

Vũ khí chiến tranh thời hậu hiện đại.



Ở một xứ bình thường thì một lãnh đạo, dù là cao cấp nhất, của một đảng chính trị nếu bị kết án, dù là vẫn còn có thể chống án, thậm chí có trường hợp chỉ mới bị tố tụng, thì lập tức vì danh dự của mình, và vì để bảo vệ cho đảng không bị ảnh hưởng chính trị, lãnh đạo đó lập tức từ chức lãnh đạo đảng và các chức vụ nhà nước khác nếu có. Thường thì sự từ chức nói trên cũng mang theo khái niệm tôn vinh dân chủ là “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”: vị chính khách muốn đối diện với pháp luật trong cương vị như một công dân bình thường chứ không muốn lợi dụng địa vị để có đặc quyền trước pháp luật. 

Chẳng có một chính khách nào dám “cả gan” sử dụng mấy triệu lá phiếu của cử tri dành cho mình như một thứ lá chắn để nằng nặc đòi cho được quyền miễn tố trước vành móng ngựa. Chẳng hạn như thời Nixon ở Mỹ, dù rằng đã có hàng chục triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu tín nhiệm ông ta trước đó, nhưng khi bị phanh phui vụ “Watergate” (1), chính Nixon cũng đã phải chấp nhận từ chức để tránh bị Quốc hội truất phế. 

Nghe nói bên Đức, có một ông Bộ trưởng chỉ vì bị phanh phui việc “cắt & dán” (cut & paste) của một vài đoạn văn trong bài luận án cử nhân trước đó .... mà ông ta đã phải vội vã từ chức.

Nhưng đó là chuyện ở những xứ bình thường.

Thậm chí “bình thường” đến cả các nước rồng rắn, khi muốn triệt hạ đối thủ chính trị nội bộ trong đảng (không thể nói là đối thủ của các đảng khác, vì mấy nước rồng rắn thì chỉ có “rồng” đứng trên rồi “rắn rít” bò quanh phía dưới chứ không có những con vật nào khác, tức là độc đảng (hay đảng độc ?)), người ta cũng phải “xào nặn” ra những vụ án hình sự như biển thủ công quỹ, hối lộ, lạm quyền, thậm chí lôi luôn cả gia đình của đối thủ vào những vụ ám sát với những tình tiết vừa “hot” vừa đầy ẩn khuất, thí dụ như vụ ông “Hoàng tử đỏ” Bạc Hy Lai (Bo Xilai) (2) đang bị sa cơ lỡ vận vì những vụ tố tụng về tội lạm quyền lạm của và vợ thì bị tố cáo là đã dùng độc dược ám sát tình nhân người Anh (!!!) để ém nhẹm những sự thật quanh những “phi vụ” bất chính của gia đình họ Bạc. Tức là dù “rồng rắn” đến đâu, mấy cái xứ rồng rắn cũng “nắm vững” được quy luật của nghành tư pháp: hễ bị dính vào các vụ án ... là sự nghiệp chính trị ... đi đời ...

Chỉ duy nhất có cái nước Ý đầy “sáng tạo” .... mới xẩy ra việc một lãnh đạo tối cao của một đảng chính trị (sic !!!) đã bị kết án vĩnh viễn (tức là đã chống án lên đến bậc cuối cùng là Tối Cao Pháp Viện nhưng vẫn bị y án) ... về tội gian lận thuế má (Ôi thuế má, thuế má là một trong những tiêu điểm của các đảng chính trị ở Ý trong các mùa tranh cử) ... nhưng không những vị lãnh đạo này đã không chịu chấp nhận quyết định của ngành Tư pháp, mà còn dấy âm binh đòi “đấu tranh” để bảo vệ “quyền tự do” cho ... (một) người dân chống lại các “quan án cộng sản” (sic !!!).

Mỗi ngày từ sáng sớm đã nghe các âm binh của vị lãnh đạo này thay phiên nhau “sủa”, rồi đến các “hăm dọa” thí dụ như cho ngã chính phủ, gây tê liệt Quốc hội, đi bầu lại, xuống đường rầm rộ ... , bên cạnh các thủ thuật hăm dọa ... lại cho các “sứ thần” tìm cách đi “tiền phương” với các lực lượng chính trị khác, với các quyền lực tối cao của nhà nước ... với ý đồ là hy vọng cho nặn ra những mô hình kiểu “ân xá” hay “chuyển đổi án” ... để vị lãnh đạo vẫn có thể tiếp tục “hoạt động chính trị” (agilità politica, từ vựng mới của tiếng Ý, một thứ từ vựng “a personam” được âm binh đẻ ra để ngụy biện cho ý đồ chạy tội của vị lãnh đạo tối cao).

Vị lãnh đạo nói trên hăm he đe dọa, thóa mạ cộc cằn, hò hét thét hô đã đành, vì đây là vấn đề sinh tử của hắn. Nhưng nhìn cái đám âm binh “sủa” ngày “sủa” đêm phùng mang trợn mắt ... kiểu bảo hoàng hơn vua .... thoạt trông qua thấy hơi lạ. Nhưng nghĩ cho cùng cũng có cái hợp lý của nó. Nếu đây là chuyện sinh tử của đại đế ... thì đối với đám âm binh là chuyện tử sinh. Nếu một ngày nào đó vị lãnh đạo nói trên không còn hiện hữu trên sân khấu chính trị thì thử hỏi cái đám âm binh biết bấu víu vào đâu để tiếp tục bòn rút bổng lộc ? Từ những con mụ nữa nạ dòng nữa mất nết đến những thằng cả đời chỉ biết “chạy sô” theo quyền lực vừa cúi đầu liếm đít đế vương vừa bất tài vô tướng ... thì thử hỏi nếu không còn đế vương thì cái đám âm binh này tự nó cũng bị đào thải ra khỏi sân khấu chính trị. Chính vì thế mà chúng “sủa” inh ỏi cả ngày. Chúng khóc cha một khóc mình mười.

 Đám âm binh

Sáng hôm nay thấy báo chí bình luận rằng thị trường chứng khoáng bắt đầu “xôn xao” trước những tín hiệu bất ổn của tình hình chính trị nước Ý. Đám âm binh của vị lãnh đạo nói trên với những tuyên bố “sặc mùi tử khí dấy binh đao” đã khiến giới đầu tư tài chánh thế giới bắt đầu có những bước “tháo chạy” ra khỏi thị trường chứng khóang của Ý. Đến trưa nay thì các mạng truyền thông cho biết là sàn chứng khoáng Milano đã bị sụt 2 điểm và tất cả các cổ phiếu tài chánh của Mediaset (cơ sở kinh doanh tài chánh của vị lãnh đạo nói trên) bị sụt giá đến 6,2%. Chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ buổi sáng tính ra vị lãnh đạo đã bị “đốt” khoảng 150 triệu Euro, tức là mỗi 60 phút là đại gia mất trên dưới 37 triệu rưỡi Euro. (Governo a rischio, crolla Mediaset (-6,2%). Il Cav. perde 150 milioni in quattro ore)

Tin kinh tế tài chánh nói trên vừa được tung ra thì chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, vị lãnh đạo đã lập tức tuyên bố ra lệnh cho đám âm binh ngưng sủa.(Berlusconi richiama i falchi del Pdl:"Stop dichiarazioni, evitiamo polemiche"). Hóa ra vị lãnh đạo nói trên sẳn sàng “tiêu thổ kháng chiến” .... nhưng khi “tiêu thổ” lây sang các cổ phiếu của đại gia ... thì không được.

Hai thập niên trôi qua. Cả một dân tộc, cả một tầng lớp lãnh đạo chính trị đã không loại trừ được một thằng lưu manh nhưng giàu có. Thậm chí đến cả một ngành tư pháp đem hết cả lực lượng ra cũng chưa khuất phục được thằng gian hùng ... Thế mà chỉ mới có 4 tiếng đồng hồ mà “thị trường chứng khoáng” đủ sức kìm chân được thằng lưu manh.

Thế mới biết ở thời hậu hiện đại, có lẽ tài chánh là vũ khí ưu việt nhất so với tất cả các vũ khí chính trị hay quân sự cổ điển.

Roma, 26/08/2013




(1)   Vụ Watergate là một vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức.

Vụ việc xảy ra vào thời điểm Chiến tranh Việt Nam, khi chính quyền Nixon đã lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiếnlực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ.

Có thể tóm tắt vụ việc như sau. Sau khi bắt năm "tên trộm" đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate (Washington D.C.) vào ngày 17 tháng 6 năm 1972, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) lần ra manh mối của chiến dịch do thám này: chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập này để tìm cách cài đặt hệ thống nghe lén các buổi nói chuyện của các nhân vật chính trị của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, các kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng cho tới khi hai nhà báo Bob WoodwardCarl Bernstein của tờ Washington Post công bố trên mặt báo. Quốc hội Mỹ bèn lập ủy ban điều tra. Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức.

Nhân vật giấu tên cung cấp thông tin cho hai ký giả nói trên có mật danh "Deep Throat" đã được công bố danh tính vào tháng 5 năm 2005, đó là một cựu nhân viên FBI, ông W. Mark Felt.





(2)  Bạc Hy Lai (sinh 1949) là một nhà chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông đã từng là lãnh đạo thành phố Đại Liên rồi sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc, tiếp đó được phân công về làm bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Trùng Khánh, được xem là hạt giống đỏ (báo chí thế giới còn gán cho ông ta biệt danh “Red Prince”), thế hệ lãnh đạo thứ năm.

Ông Bạc nổi danh với chiến dịch chống tội phạm có tổ chức và tham nhũng ở Trùng Khánh, đã tiến hành những cuộc truy quét và cho bắt hàng trăm nghi phạm, trong đó có cả các quan chức chính quyền. Để củng cố chiến dịch thanh trừng tội phạm, ông Bạc còn chiêu mộ cảnh sát trưởng lừng lẫy Vương Lập Quân, người từng là cảm hứng cho một series phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc.

Ông bị cách chức bí thư Trùng Khánh ngày 14 tháng 3 năm 2012, nguyên nhân chính cũng chính vì vụ Vương Lập Quân (đã có hành động không thể lường trước là chạy vào tạm trú tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô một đêm trước khi bị đưa về Bắc Kinh). Kế tiếp là vụ scandal của vợ của Bạc Hy Lai là Cốc Khai Lai (Gu Kailai), bị kết án khổ sai vì tội ám sát một tay áp-phe người Anh là Neil Heywood hồi tháng 8 năm 2012. Theo một số nguồn tin thì trong quá khứ Neil Heywood đã có rất nhiều quan hệ làm ăn với gia đình của Bạc Hy Lai xuyên qua Côc Khai Lai, thậm chí quan hệ mật thiết đã đưa đẩy Cốc Khai Lai trở thành tình nhân của Neil Heywood. Nhưng sau đó giữa Neil và gia đình Bạc bắt đầu có xuất hiện những mâu thuẩn, và thậm chí chính Cốc Khai Lai đã ám sát Neil Heywood để tiếp tục giữ những bí mật trong quan hệ áp phe với gia đình Bạc.









12 tháng 8, 2013

Dàn quân mùa hè, đỏ lửa mùa thu !!!

Trong khi chờ đợi (hy vọng) một tín hiệu nào đó đến từ Quirinale .... hay chờ đợi một âm mưu đen tối nào đó để giải cứu cho chính Berlusconi ra khỏi vòng lao lý ....thì đám âm binh của hắn đã bắt đầu dàn quân sẳn sàng cho một mùa thu đỏ lửa .... 



Vẫn tiếp tục xông pha vì nước Ý !!!!


Mỹ chính thức đổ quân vào Việt Nam năm 1965. Chỉ 10 năm sau là Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam.

Sau gần hai thập niên xông pha với bốn lần làm Thủ Tướng với một Quốc Hội đầy âm binh  .... để rồi bây giờ Berlusconi vẫn còn đòi xông pha, điều này có nghĩa là hai thập niên vừa qua Berlusconi cũng vẫn chưa diệt hết cộng sản ở Ý ????

Dàn quân mùa hè, đỏ lửa mùa thu. Đó là chiến lược hiện nay của Berlusconi.

Roma, 12/08/2013


Em yêu ...



Em yêu New York






Em yêu London 





Em yêu Paris 





Em yêu Roma 


 




Em yêu Hà Lội



4 tháng 8, 2013

Vú già ...

Ở Châu Âu nói chung, ở Ý nói riêng, tuổi thọ ngày càng cao nên con số người già ngày càng nhiều ... Và sự kiện này cũng đã tạo ra những phản ứng xã hội mới ... và cũng đẻ ra những nghề mới ...

Một trong những nghề mới là nghề "vú già", mà tiếng Ý gọi là "badante", lấy từ từ vựng "badare"  (có nghĩa là "trông nom"). 

Những người vú già này có nhiệm vụ ngày đêm theo dỏi chăm sóc người già cả, nhất là khi họ không còn khả năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày.

Đơn cử một vài hình ảnh vú già ở Ý.

  Giúp đở người già khi họ đi đứng khó khăn ...



 An ủi người già khi họ có những ưu phiền, trăn trở ....

Người già bụng phệ ...

Roma, 04/08/2013

3 tháng 8, 2013

Người và ngựa ....

Theo tin của một số báo chí thì Berlusconi sẽ bị tước luôn cả cái chức danh "cavaliere" (kỵ mã).

Berlusconi mất "cavaliere" .... Nhưng tính ra nước Ý, sau hai thập niên của Berlusconi, đã mất cả "cavallo".




Finish Italy

Roma, 03/08/2013



2 tháng 8, 2013

Tòa Án Tối Cao chữa cháy ...



Thế là sau hơn 2 tháng “trăn trở”, ngày 01/08 Tòa Án Tối Cao đã quyết định y án tội trạng “gian lận thuế má” Silvio Berlusconi (*). Như thế là coi như Silvio Berlusconi đã bị kết án vĩnh viễn, bởi vì quyết định của Tòa Án Tối Cao là tuyên án “bậc thứ ba”, và cũng là bậc kháng án cuối cùng theo luật pháp của nước Ý.

Như ta đã biết là hồi tháng 10/2012 Tòa án Thành phố Milano đã tuyên án kết tội “bậc một” Silvio Berlusconi với 4 năm tù và 5 năm nghiêm cấm giữ các chức vụ nhà nước (trong đó có chức vụ đại biểu Quốc hội). Lần đó, Silvio Berlusconi đã quyết định kháng án.

Đến ngày mùng 8 tháng 5 vừa qua, Tòa án Kháng cáo thành phố Milano đã quyết định y án Silvio Berlusconi, tức là ông ta đã bị kết tội “bậc hai”. Và cũng lần này Silvio Berlusconi đã quyết định kháng án lên Tòa án Tối cao.

Chiếu theo bản án trước đây của Tòa án Kháng cáo thì Tòa án Tối cao, dù vẫn công nhận tội trạng “gian lận thuế má” của Silvio Berlusconi và cũng đã y án kết tội 4 năm tù, tuy nhiên về phần “5 năm nghiêm cấm giữ các chức vụ nhà nước” thì Tòa Án Tối cao đã quyết định đáo hồi phần kết tội này lại cho Tòa án Kháng cáo để “đánh giá lại mức độ kết án”, có nghĩa là thay vì 5 năm thì sắc lệnh nghiêm cấm có thể có giảm.



Có thể hiểu quyết định của Tòa án Tối cao như thế nào ?

Về mặt pháp luật mà nói thì coi như tất cả tội trạng của Berlusconi trong vụ án “gian lận thuế má” đều bị Tòa Án Tối cao công nhận. Điều này có nghĩa là Silvio Berlusconi vĩnh viễn là một tội phạm. 

Nhưng 4 năm tù trên thực tế chỉ còn có 1 năm, vì 3 năm kia đã được “ân xá” bởi những sắc luật do chính Quốc hội dưới áp lực của phe đảng của Berlusconi đã “phù phép” để che chắn cho hắn. Mà 1 năm còn lại cũng không có nghĩa là Berlusconi sẽ bước qua song sắt: với 77 tuổi đời,  theo luật pháp hiện hành ở Ý thì ông ta sẽ không phải đi tù, mà 1 năm tù đó sẽ được “cải biến” thành “lao động xã hội”, tức là Berlusconi sẽ phải làm những công tác từ thiện xã hội trong 1 năm !!!

Còn phần “5 năm nghiêm cấm” thì sẽ được “xét lại” ...


Về mặt chính trị mà nói, với tất cả các “âm binh” dấy lên trong Quốc hội trong gần hai thập niên vừa qua để nặn ra những điều luật đặc biệt nhằm che chắn nợ nần công lý cho Berlusconi, với một đạo quân luật sư hùng hậu nhằm tìm đủ mọi ngõ ngách lắt léo của công lý để tìm cách chạy tội cho Berlusconi, với những hăm dọa của các tay chính khách “bầy tôi” đòi xuống đường biểu tình lật đổ chính phủ ... để bảo vệ Berlusconi ... để rồi cuối cùng Berlusconi vẫn bị kết tội vĩnh viễn. Đấy là nội dung chính của quyết định của Tòa Án Tối cao.

Nhưng cũng về mặt chính trị mà nói thì chính cái phần kết tội “5 năm nghiêm cấm” là cốt lõi của vấn đề đối với Berlusconi. Nếu Tòa án Tối cao y án luôn cả “5 năm” thì có nghĩa là sự nghiệp chính trị của Berlusconi kết thúc vĩnh viễn. Và nếu không còn giữ được ghế đại biểu Quốc hội thì coi như lá chắn công lý cuối cùng của Berlusconi cũng bị quét đi. Về mặt chính trị mà nói, trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế và bất ổn chính trị hiện nay ở Ý, một quyết định đóng cửa vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của Berlusconi có thể sẽ tạo ra những hệ lụy khó lường trước cho chính phủ “đại đoàn kết” hôm nay của Ý, bởi vì khi mà Berlusconi cứ ra rã mỗi ngày rằng ông ta sẽ không lật đỗ chính phủ dù bị kết tội ... thì cũng phải hiểu rằng đâu đó cũng đã có những “âm binh” sẳn sàng cho ngã chính phủ .... chỉ còn chờ hiệu lệnh của chính Berlusconi. Có lẽ cũng chính vì để tránh những hệ lụy không lường trước, và cũng có thể là do những tính toán trong thâm cung của chính cái chính phủ “đại đoàn kết” này, nên Tòa Án Tối cao đã tạm thời “chữa cháy” trước khi có “hỏa hoạn”. Từ đây cho đến khi Tòa Án Kháng cáo Milano xét lại “5 năm nghiêm cấm”, rồi nếu sau đó có ra quyết định như thế nào đi nữa, thì Berlusconi lại vẫn có thể kháng cáo lên Tòa Án Tối cao lần nữa ... và như thế thì mọi chuyện cho dù diễn ra nhanh cách mấy ... cũng phải trên dưới hơn một năm. Và từ đây đến đó, có thể nước Ý sẽ phải đi bầu lại Quốc Hội ... và ... trong khi chờ đợi Tòa án xét lại cái khoảng kết tội “nghiêm cấm” .... thì Berlusconi vẫn có thể ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
 
Dĩ nhiên là đám "âm binh" của Berlusconi đã lập tức "sủa" liên hồi: nào là "một bản án khủng khiếp vô trách nhiệm", một thứ "luật pháp vô dân chủ", một "bản án chính trị" ...  Nhưng đó là màn "sủa" mà ở Ý không ai còn xa lạ. Bởi vì cũng phải thông cảm rằng nếu Berlusconi có mệnh hệ nào, thì chính cái đám "âm binh" mới thực sự bị đóng cửa vĩnh viễn sự nghiệp chính trị. Khóc cha một .... đám "âm binh" khóc mười cho chính mình.

Trước mắt như thế là Tòa Án Tối cao đã chữa cháy trước khi căn nhà của chính phủ hóa ra tro.

Roma, 02/08/2013