24 tháng 9, 2015

Mãnh lực đồng tiền !!!



Các “thượng đế” của ngành công nghệ thông tin mạng đến “chầu Đại vương họTập”



Từ Apple cho đến Walt Disney, ba chục công ty với tổng số vốn bằng 3 ngàn tỉ đô-la đã có mặt tại Saettle nhân dịp chuyến công du nhà nước đầu tiên ở Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: bởi vì mặc dù bầu không khí có những căng thẳng (Trung Quốc đã ngăn sông cấm chợ hàng loạt các web site của Google, Facebook, Twitter, Yahoo .. chẳng hạn, hay của báo chí Mỹ), những các công ty Mỹ vấn không thể nào phớt lờ thị trường Trung Quốc.

Nguyên tác bài này có tên “I padroni dela Rete alla corte di Xi” của Federico Rampini, đặc phái viên của nhật báo “la Repubblica” ở New York đăng ngày 24/09/2015 nhân chuyến công du cấp nhà nước của Tập Cận Bình sang Mỹ

*********

Tập Cận Bình đến Mỹ ngày thứ ba (22/09/2015) trên chiếc Boeing 747. chỉ một vài giờ sau khi nó hạ cánh ở Seattle, tập đoàn Boeing đã công bố hợp đồng bán 300 máy bay ... và mở một nhà máy ở Trung Quốc. Vã lại, một mình nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã chiếm tới 25% doanh thu của tập đoàn máy bay khổng lồ này. Nói thế để thấy cái “cốt lõi” của phương pháp hành xử của Tập”. Trong chuyến công du cấp nhà nước chính thức đầu tiên Mỹ, trong thời điểm Trung Quốc đang có khủng hoảng tài chính tăng trưởng bị trì trệ, rồi các cáo buộc của chủ nghĩa bành trướng quân sự, những chỉ trích về những hoạt động tấn công qua mạng (cyber-attacks) gián điệp công nghiệp, nhưng Chủ tịch Trung Quốc đã cho biết là sẽ không nhượng bộ. Thông điệp của Tập gởi đến các “thượng đế” của business Mỹ mang nội dung như một câu hỏi có tính đe doạ: quý vị nghĩ là quý vị có thể lờ được thị trường Trung Quốc hả ?

Nếu tảng núi không mò đến Maometto, thì Maometto đi đến tìm núi. Lần này thì các “thượng đế” của ngành công nghệ thông tin Mỹ phải “ồ ạt” kéo nhau đến chầu “Đại vương”. Tản núi đá khổng lồ Tập Cận Bình đã “triệu tập”, vâng, thư mời dùng thẳng từ “convocated” đến “chầu Đại Vương”. Đứa nào không đến thì coi như mệt. Làm sao dám lờ khi mà một “thượng đế” như Tim Cook (chủ tịch quản trị tập đoàn Apple) cũng đã hồ hởi xác nhận là giá cổ phần chứng khoán của Apple đã lên vùn vụt nhờ vào những thành công mà Apple đạt được  ở thị trường Trung Quốc, vẫn theo tuyên bố của Cook thì hiện nay con số iPhone bán ở Trung Quốc đã qua mặt thị trường ở Mỹ hay ở Châu Âu. Thế là cùng đồng hành với Cook, những “thượng đế” khác trong ngành công nghệ thông tin mạng cũng phải đi “hành hương”: tất cả là 30 chục công ty, với tổng số vốn là 3 ngàn tỉ đô-la. Thậm chí có cả sự hiện diện của chủ tịch hay đại chiện chủ tịch của các công ty “Old Economy” (những công ty không thuộc ngành công nghệ thông tin mạng)  như tập đoàn khổng lồ Walt Disney: tập đoàn này đang chuẩn bị khai trương một Disnayland ở Thượng Hải và đầu năm 2016, một dự án đầu tư với 5,5 tỉ đô-la. Rồi có cả Mary Barra, CEO của General Motor: đối với tập đoàn này thị trường Trung Quốc vẫn luôn là thị trường chiến lược cho dù hiện nay mức độ tiêu thụ của thị trường này có giảm. Rồi cũng có đủ mặt bá quan văn võ của vùng Seattle: từ Bill Gates (Microsoft) đến Jeff Bezos (Amazon), bởi vì Seattle này được coi như là một San Francisco ở phía Bắc, và “tổng hành dinh” của Boeing nằm ở đây.

Cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và giới đại gia của Mỹ ở Seattle

Ai dám bảo là một “Đại vương chuyên quyền” không biết hài hước ? Trong buổi tiệc chiêu đãi chính thức, Tập đã nói đến chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc bằng một cú mỉa mai: có ai đó đã hỏi có phải là những tội nhân tham nhũng bị bắt đi tù là những đối thủ chính trị của Tập trong nội bộ đảng, Tập trả lời: “Đây nào phải là phim House of Cards đâu”. Một câu nói đùa thâm thuý, bởi vì bộ phim truyền hình Mỹ nhiều tập nói trên  - giàn dựng trên những hư cấu về những âm mưu chính trị giữa Nhà Trắng và Quốc Hội – lại là một trong những bộ phim bị sao chép lậu nhiều nhất ở Trung Quốc.

Bầu không khí giữa tư bản Mỹ và chính quyền Bắc Kinh hiện nay không mấy gì êm ả. US-China Business Council, một kiểu hội đoàn chuyên trách về các quan hệ thương mãi tập hợp tất cả các tập đoàn siêu quốc gia của Mỹ có mặt ở Bắc Kinh và Thượng Hải, cho biết là dựa theo thống kê thì tình hình có vẻ xấu đi: khoảng 5 năm về trước có đến 58% lãnh đạo các tập đoàn này của Mỹ tuyên bố lạc quan. Hôm nay thì chỉ còn có 24% tuyên bố lạc quan về các business của họ ở Trung Quốc. Và cũng chẳng phải chỉ vì vận tốc phát triển kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Vấn đề là các công ty nước ngoài, chẳng riêng gì của Mỹ, đều bị chính phủ Bắc Kinh “chèn ép” để nhằm ưu đãi các thương nhân Trung Quốc hay các tập đoàn kinh tế nhà nước của Bắc Kinh. Các “thượng đế” của ngành thông tin mạng đều cảm thấy bị đe doạ. Trên thực tế các mạng như Google, Facebook, Twitter, Yahoo đều bị ngăn sông cấm chợ và không đến được với người sử dụng Trung Quốc, Các công ty công nghệ cao cũng vất vã. Chẳng hạn như công ty Qualcomm (ở California) bị phạt một tỉ đô-la. Công ty Microsoft thì bị chính phủ Bắc Kinh ép phải cập nhật miễn phí tất cả software, thậm chí cho cả những người sử dụng software lậu. Trong nhiều trường hợp, để biện hộ các chính sách ngăn sông cấm chợ này, chính quyền Bắc Kinh cũng biết lợi dụng những thông tin “rò rỉ” từ nhân vật Edward Snowden, cựu nhân viên của National Security Agency của Mỹ đã tiết lộ và tố cáo các công ty hi-tech của Mỹ đã đóng vai trò “con ngựa thành Troia” để làm các hoạt động gián điệp cho Mỹ. Chẳng hạn như tập đoàn khổng lồ Cisco ở Silicon Valley, vốn là tập đoàn chuyên về xây dựng hạ tầng cơ sở truyền thông cho mạng Internet: router và các tổng đài phân phối các mạng lưu thông Internet, thế mà gần đây doanh thu của Cisco trên thị trường Trung Quốc giảm đi 30% vì các hợp đồng rơi vào tay của tập đoàn Trung Quốc Huawei. Thông thường những thông tin do Snowden tiết lộ được Tập Cận Bình sử dụng để biện minh cho các quyết định ngăn cấm của Bắc Kinh dưới danh nghĩa “bảo vệ an ninh”: những sắc luật mới ép các tập đoàn của Silicon Valley phải “bật mí” với Bắc Kinh “code” của các phần mềm đã được đăng ký bảo vệ bản quyền, hoặc phải chấp nhận giới hạn các luồn thông tin ra khỏi Trung Quốc. Ngay cả đến các công ty Mỹ vốn đã phải trực tiếp chịu bị o ép hay phải hứng chịu những trừng phạt ở Trung Quốc cũng đành phải “ngậm bồ hòn” không dám từ chối lời mời của Tập đến dự buổi gặp gỡ ở Seattle. Trùm Internet của Trung Quốc, Lu Wei, đã hăm doạ thẳng rằng ai mà dám “cả gan” từ chối không có mặt sẽ bị “để ý”: diễn nôm ra là những Chủ tịch của tập đoàn nào mà không đến “chầu” “Đại vương họ Tập” sẽ trở thành “đối tượng chú ý đặc biệt” trong quá trình làm ăn ở Trung Quốc.

Về phía Mỹ chính Tổng Thống Obama cũng đã cảnh báo các “thượng đế”: trong một cuộc họp cao cấp với Business Roundtable (tương đương với tổ chức Confindustria của Ý), Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Khi quí vị gặp khó khăn ở Trung Quốc và quý vị muốn được chúng toi giúp đỡ thì quí vị cũng phải “lòi mặt ra”. Quý vị không thể nào đến để bảo rằng quý vị bị o ép thế này thế kia, nhưng quý vị muốn dấu tên, quý vị không muốn “thiên hạ” biết chính quý vị đã đến để than thở với chúng tôi.” Đó là một hành động che dấu, mang tính đồng loã, dù rằng chỉ vì lo sợ bị trả thù.

Dù rằng hơi khó chịu, nhưng Obama cũng quyết định không gây khó khăn cho giới làm ăn Mỹ. Nhà Trằng đã quyết định dời tuyên bố về các biện pháp trừng phạt chống lại tội phạm “gián điệp xi-be” (cyber-spying) đến từ phía Trung Quốc: các biện pháp này đã được soạn thảo xong xuôi sẳn sàng rồi, và chính quyền Mỹ trước đây cũng dự tính là sẽ tuyên bố trước khi Tập Cận Bình sang Mỹ, nhưng rồi sau đó Nhà Trắng quyết định dời lại sau chuyến công du của Tập.

Mà nào chỉ có các “thượng đế” phải “ngậm bồ hòn” đâu. Trong chuyến “hành hương” sang đến Seattle để đi “chầu Đại vương” còn có đông đảo các Thống đốc của các tiểu bang Mỹ, từ tay cấp tiến Jerry Brown (California) đến tay Cộng hoà Rick Snyder (Michigan). Thống đốc nào cũng lâm le ngó đến các dự án đầu tư của Trung quốc vào bang của họ. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay, các công ty Trung Quốc đã đưa ra 88 kế hoạch đầu tư với trị giá là 6,5 tỉ đô-la, tăng 47% so với trị giá đầu tư hồi năm ngoái.

Tay Donald Trump (một Berlusconi phiên bản Mỹ), ứng cử viên trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Cộng Hoà để đề cử ứng cử viên chính thức tranh cử vào Nhà Trắng năm tới, đã không tiếc lời mạ nhục Trung Quốc: “Trung Quốc đe doạ nền kinh tế của chúng ta. Hút máu của Mỹ”. Nhưng các đồng đảng của y  đang nắm quyền, từ bang South Carolina đến Ohio, đều nhất trí “ngậm bồ hòn”.

Và ngay chính cả Obama cũng vậy, khi mà vào ngày thứ sáu tới đây Obama phải đón tiếp chính thức Tập ở Nhà Trắng: hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc có rất nhiều căng thẳng: chính sách bành trướng của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương đụng chạm đến các đồng minh của Mỹ (Nhật, Phi); các cuộc tấn công-xibe vào các trạm Internet của chính quyền Mỹ, trong đó có cả cơ quan An ninh. Mà điều làm Obama lo nhất chính là sự suy yếu của cái đầu tàu kinh tế Trung Quốc, bởi vì dầu gì đi nữa thì Mỹ và nền kinh tế Trung Quốc cũng đã có nhều quan hệ “cộng sinh” (simbiosi) kể từ ¼ thế kỷ nay.

Do dó dù có thương có ghét, Obama cũng bị bắt buộc phải “ủng hộ” Tập, vì đó là nhân vật “đúng người đúng lúc” (the right man at the right time.).

24/09/2015
chuyển ngữ

22 tháng 9, 2015

Cuba, một cuộc cách mạng “trắng”



Bài này có nguyên tác là “Cuba, rivoluzione “bianca””, của nhà sử học Andrea Riccardi, đăng trên tập san “Avvenire”, cơ quan ngôn luận của Hội đồng Giám mục Ý, ngày 17/09/2015

Trước khi Đức Giáo Hoàng Francesco bắt đầu chính thức công du sang Cuba, nhà xuất bản Francesco Mondadori đã cho in lại một quyển sách trong đó ghi lại những văn bản do chính Jorge Mario Bergoglio đã viết gần hai mươi năm trước đây, trong đó Bergolio đã nêu rất rõ những lý do của một “sáng kiến” mà bây giờ đang trở thành hiện thực: quyển sách có tên “Một thoáng nhìn Cuba. Sự khởi đầu của quan hệ đối thoại. John Paul II và Fidel Castro” với phần giới thiệu của nhà sử học Andrea Riccardi. Dưới đây chúng tôi đăng tải một đoạn trích. Đây là một quyển sách giúp người ta có thể hiểu về những nền tảng của một quan hệ đối thoại đã làm thay đổi lịch sử. Tháng 1 năm 1998: Đức Giáo Hoàng John Paul II đến Cuba và gặp Fidel Castro. Đó là sự khởi đầu của một lộ trình, và lộ trình này sẽ được hoàn thành với chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Francesco sang Cuba vào những ngày sắp tới, sau khi Mỹ, nhờ sự trung gian kín đáo của các Đức Giáo Hoàng, đã đi đến công bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, Năm 1998, Jorge Mario Bergoglio, lúc ấy đang là Tổng giám mục của Buenos Aires, đã cho ra đời văn bản này sau khi Ngài đã suy ngẫm đào sâu phân tích ý nghĩa của chuyến công du thời ấy của Đức Giáo Hoàng Wojtyla ở Cuba. Một cái nhìn về Cuba” vốn đã bắt đầu xây dựng cội rễ cho sự thay đổi đột phá của ngày hôm nay.


Đoạn trích của quyển sách:

Cuba một thực tế rất đặc biệt đối trong khu vực Châu Mỹ Latin. Một mặt xác định quan hệ gắn bó chặt chẽ với nền văn hóa lịch sử của châu lục, nhưng mặt khác lại mang một bản sắc riêng biệt gắn liền với cuộc cách mạng của Castro năm 1959 với chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập sau cuộc cách mạng đó và đến này Cuba vẫn còn theo chế độ nói trên. Vừa giống như thế giới Châu Mỹ Latin, mà Cuba là một bộ phận gắn liền với thế giới ấy, nhưng cùng lúc Cuba rất khác xa với thế giới ấy. Vấn đề không phải là chỉ là hệ thống chính trị-xã hội do chính sự can thiệp của Liên Xô áp đặt, na ná như ở Đông Âu. Cuộc cách mạng Cuba một cuộc cách mạng bản địa, nhưng sau đó đã trở thành một mô hình cho nhiều cuộc cách mạng (thường thất bại) trên lục địa Châu Mỹ Latin và ở các nơi khác trên thế giới. Đây là một chế độ xã hội chủ nghĩa “trường thọ” nhất trong khu vực: đến nay vẫn còn hiện hữa sau khi Fidel Castro rút lui.

Cuba xã hội chủ nghĩa cách mạng là một huyền thoại cũng là một lý tưởng đối với nhiều người ở Châu Mỹ Latin (đặc biệt giữa các thế hệ trẻ), nhưng đồng thời cũng là một bóng ma gây mất ăn mất ngũ cho một số chính phủ và các nhóm quyền lực đã được thành lập. Đó là các Tổng thống Mỹ trước tiền thân của Barack Obama. Thậm chí đến ngay cả những người không chia sẻ với hệ thống xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là những người Nam Mỹ), Cuba vẫn giành được thiện cảm nhờ vào vị trí đối kháng với Mỹ khi Mỹ quyết định áp đặt lệnh cấm vận Cuba từ năm 1962 (ở vào thời điểm đó mức độ nhập khẩu của Mỹ chiếm 74% toàn bộ xuất khẩu Cuba). Chính nhờ vào những yếu tố kể trên, Cuba, đặc biệt là khu vực Châu Mỹ Latin, lại có vị thế quan trọng hơn so với tầm vóc kinh tế nhân số của chính Cuba. Bergoglio đã nhận thức được điều này đánh giá rằng Cuba một thử nghiệm cho các mối quan hệ giữa các nước Châu Mỹ Latin với Hoa Kỳ.

“Thiên hạ” đồn rằng Đức Giáo Hoàng Francesco đã nói với Tổng thống Obama, trong chuyến thăm Vatican: Nếu Ngài muốn tranh thủ cảm tình của những người Châu Mỹ Latin, thì Ngài phải cố gắng giải quyết vấn đề với Cuba”. Và thế là đã xảy ra sự kiện lịch sử hôm 14/12/2014: chấm dứt tình trạng cấm vận kéo dài hơn nửa thế kỷ qua. Raul Castro, trong một cuộc họp thượng đỉnh với các nước Châu Mỹ Latin, đã công nhận rằng nó sẽ không các cuộc họp với Mỹ, nếu không quyết định của Obama, vị Tổng thống Mỹ khác biệt so với những người tiền nhiệm, bởi chính nhờ “nguồn gốc xuất thân khiêm tốn” của chính Obama. Đức Giáo Hoàng Francesco đã đóng vai trò một trung gian kín đáo giữa hai chính phủ. Bản thân ông, vào năm 1998, khi viết những văn bản này, cũng đã gây ra một cuộc thảo luận về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II ở Cuba, nhưng Bergoglio cũng đã cho thấy là Ngài tin tưởng rằng sự kiện Cuba trọng tâm của các mối quan hệ xuyên lục địa Châu Mỹ các quan hệ thế giới. sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Wojtyla, gần hai mươi năm trước đây, sự kiện đầu tiên đi về hướng của quá trình giải toả các căng thẳng giữa hai nước (Mỹ và Cuba).

Vị Hồng Y Á Căn Đình, lên ngôi Giáo chủ của Giáo Hội La Mã năm 2013, luôn luôn có những ý tưởng rất rõ về Cuba: về sự cần thiết của quan hệ đối thoại giữa Giáo hội với chính quyền Cuba, giữa giáo hội với người dân, về sự phi lý của các quyết định cấm vận. Từ nhiều năm nay, Ngài đã tin rằng cần phải kết thúc quát trình cô lập Cuba. Cần phải thay thế những thiệt hại về kinh tế và chính trị của sự cô lập này bằng những quan hệ hợp tác với khối xã hội chủ nghĩa và Liên Xô; nhưng, sau năm 1989, với sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, Cuba đã phải bắt đầu trải qua một giai đoạn khó khăn cho nền kinh tế. Trong chiều hướng nào đó, sự cô lập cũng đã khiến nhà nước Cuba đi đến những chọn lựa chính trị cực đoan. Điều này khiến những người không chấp nhận sống trong một tình trạng khó khăn vừa kinh tế , đặc biệt, vừa chính trị, đã phải chon lựa di cư.

Chuyến công du của Đức Giáo Hoàng John Paul II đã “phá vỡ” sự cô lập Cuba thông qua đối thoại: “ Cuộc viếng thăm của John Paul II là một đóng góp cực kỳ quan trọng, bởi vì, theo một chiều hướng nào, nó có nghĩa là cần phải mở các kênh thông tin liên lạc”. Tất cả những điều này là một điểm then chốt của những suy ngẫm phân tích của một nhóm nghiên cứu do chính Bergoglio chủ trì, người đã thấy được tâm điểm của chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng lúc ấy. Thật vậy, khẩu hiệu quan trọng trong thông điệp của Đức Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến thăm Cuba lần đó là: “Cuba hãy mở cửa ra với thế giới và thế giới hãy mở cửa đón nhận Cuba.

Báo chí phương Tây thời đó đã giải thích khẩu hiệu này cùng với chuyến đi của Đức Giáo Hoàng như là một sự bắt đầu của sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản trên các hòn đảo Cuba dựa trên mô hình của quá trình chuyển đổi Ba Lan trước đó (Lời bình của người dịch: tức là vị Đức Giáo Hoàng Ba Lan muốn “xuất khẩu” mô hình cải cách của Ba Lan sang Cuba) . Có thể nói là chuyến viếng thăm Cuba là sự “tái bản” của các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan, nhằm thúc đẩy tinh thần độc lập của dân Ba Lan. Cũng có thời người ta bàn đến khả năng tổ chức một chuyến công du của Đức Giáo Hoàng John Paul II sang Trung Quốc, thì lập tức nỗi lo sợ nhất của chính quyền Bắc Kinh là những ảnh hưởng “tuyên truyền nhằm lật đỗ chính quyền” do chính những tác động của những “gặp gỡ” của Đức Giáo Hoàng. Thật ra đó là những nỗi sợ hãi bị phóng đại. Bởi vì Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng thừa thông minh để tin rằng lịch sử không lặp lại y hệt như thế (như ở Ba Lan). Bên cạnh đó Fidel Castro cũng biết sức mạnh vững chải của chế độ Cuba cũng như sự yếu ớt đất nước mình: do đó (Fidel Castro) đã không có những mối quan tâm sự hãi đối với Đức Giáo Hoàng . John Paul II chỉ muốn giúp hòn đảo này xây dựng một mối quan hệ mới với thế giới và với Hoa Kỳ; để phát triển xã hội Cubahỗ trợ Giáo hội Công giáo Cuba. Đức Giáo Hoàng đã thẳng thừng lên án lệnh cấm vận: “Không thể tước quan hệ của người Cuba với các quốc gia khác. Không chỉ riêng chính phủ, mà cả những người dân Cuba.

Các nhận xét của Bergoglio về Cuba cho thấy sự quan tâm lớn của thế giới Công giáo trong những thập niên chín mươi đối với Cuba: có thể nói rằng với chuyến công du của Wojtyla, lúc ấy người ta đang đi tìm một phải pháp “Công Giáo”, tức là một giải pháp xuyên qua đối thoại để chấm dứt tình trạng phong tỏa quốc tế. Hơn nữa, mặc dù một số thời điểm có những khó khăn giữa chính quyền Castro và Tòa Thánh, nhưng lúc nào quan hệ ngoại giao hai bên vẫn không bao giờ bị phá vỡ. Một số khâm sứ, sứ giả của Toà thánh ở Cuba, như Đức ông Cesare Zacchi, đã đóng một vai trò trong quá trình giải toả những khó khăn. Đức Giáo Hoàng John XXIII (1881-1963), trong thời điểm của cuộc cách mạng Castro, đã cầu nguyện để tránh sự tái diễn như đã xẩy ra ở các Đông Âu. Cuộc cách mạng Cuba đã diễn ra nhưng không hề có đổ máu trong giới linh mục. Bầu không khí giữa nhà thờ và nhà nước không có gì gọi là tốt, nhưng không thể so sánh như đã xảy ra ở các nước Đông Âu. Phần lớn những hạn chế đối với Giáo Hội đều nhắm đến các hoạt động kinh kệ cúng bái. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Cuba không bao giờ kiẻm soát việc tấn phong linh mục hay giáo sĩ. Nhân vật như Đức Ông Carlos Manuel de Cespedes, hậu duệ của một gia đình nỗi tiếng ở Cuba, đã từng đóng vai trò Tổng thư ký của Hội đồng Giám muc trong nhiều năm, thường đóng vai trò trung gian với bên phía chính phủ vốn rất nễ trọng ông. Thời điểm khó khăn nhất là khi chính phủ trục xuất một trăm ba mươi hai linh mục (không phải người Cuba) vào năm 1961, sau khi xảy ra vụ đổ bộ của Mỹ tại Vịnh Con Heo. Tuy nhiên, đến thời điểm của chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng năm 1998, những những câu chuyện ấy xem ra đã thuộc về quá khứ.

Đức Giáo Hoàng Francesco, vốn là người thuộc Châu Mỹ Latin, đã hoàn thành được nhiều điều mà những người trước ông đã ôm ấp, và phần nào cũng nhờ vào những quan hệ trao đỗi đối thoại với Tổng thống Obama. Ngài đã cho thấy sức mạnh của đối thoại. Đọc các trang sách nói về suy ngẫm phân tích của cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1998, sẽ giúp người ta hiểu rõ hơn những góc nhìn xưa nay của  Bergoglio với sự quan tâm rất lớn đối với Cuba, bởi vì Ngài tin rằng Giáo Hội cần phải có một vai trò trong bối cảnh này. Ngày nay, những tầm nhìn ấy đã  trở thành hiện thực cũng sẽ là các chính sách của Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Francesco.

Roma, 19/09/2015
chuyển ngữ

Đức Giáo Hoàng và vị Lãnh đạo tối cao, giữa Jorge và Fidel hai cuộc cách mạng quyện vào nhau.



Trước sự trống rỗng của đoạn cuối của “triều đại” Castro sự tan nát của chủ nghĩa xã hội, Giáo hội được coi như là “mạng lưới an toàn” duy nhất còn lại của những thành phần nghèo khó nhất trong xã hội trong quá trình chuyển đổi ở Cuba.


Nguyên tác bài này có tên “Il Papa e il Lider, tra Jorge e Fidel l’abbraccio di due rivoluzioni” của đặc phái viên Vittorio Zucconi của nhật báo “la Repubblica” ở Washington đăng ngày 21/09/2015

*********

Giữa hai bàn tay của hai ông già, run rẩy xiết chặt nhau trong khoảng 41 phút, như một lời từ biệt, là một cuộc cách mạng đang len lỏi luồn qua để thay thế một cuộc cách mạng khác. Lịch sử Cuba của Fidel, hôm nay trên ngưỡng cửa cữu tuần trong có vẻ như một thầy tu già dịu hiền hơn là một  vị tướng nỗi loạn hào hùng trên những chiến khu đồi núi, đang chuyền sang tay của Bergolio, một người Á Căn Đình giống như Che, nhưng có điều Bergolio không nắm một tấc vũ khí. Tất cả những bí mật của sự kiện “chuyển đổi” nói trên nằm trong một cuộc gặp gỡ riêng tư sau một buỗi lễ ban phước lành cho 500 ngàn người vốn đang hy vọng vào một tương lai, nhưng cũng chính tương lai đó cũng mang nhiều lo âu khắc khoải.

Việc chuyển đổi giữa hai cuộc cách mạng, được đóng dấu bằng một cuộc gặp gỡ cực kỳ riêng tư mang hương vị của một cuộc xưng tội và làm cũng cố thêm những lời đồn đại về một khả năng “chuyển hoá” của một ông lão thời trẻ con đã được giáo dục bởi các vị linh mục dòng Tên (Gesuiti), đã diễn ra sau khi Đức Giáo Hoàng Francesco đã cử hành thánh lễ ngay chính tại quảng trường Cách mạng, nơi mà tất cả mọi mâu thuẫn của thế kỷ 20 đã đối đầu nhau, để rồi bây giờ cây Thánh giá với hình tượng Đức Chúa đang “thay thế” chân dung của Querido Commander của thời quá khứ, Ernesto Guevara. Không cần phải những tuyên bố “đao to búa lớn”, Đức Giáo Hoàng Francesco, chỉ với hình ảnh chân thực và uy quyền giáo chủ của chính mình, đã mang đến đây một điều gì đó mà chính những người tiền nhiệm của ông đã đặt chân trước đây lên Cuba, Đức Giáo Hoàng Ba Lan Karol và Đức Giáo Hoàng Đức Joseph  cũng đã không làm được: đó là những trải nghiệm bản thân, trực tiếp, mang tính nhân bản, của một “Latin bị áp bức và hy vọng được giải phóng, nhưng không phải bằng nòng súng, ở phía nam châu lục Mỹ.

 20/09/2015 -  Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Francesco trên Quảng trường Cách mạng ở Havana

Trong một sự đảo ngược toàn bộ vị trí, hôm nay chính vị Đức Giáo Hoàng, vốn cũng được giáo dục bởi các linh mục dòng Tên, mang một thông điệp tính cách mạng đến cho một quốc gia đang được lãnh đạo bởi những cựu trò cũng của các linh mục dòng Tên như hai anh em nhà Castro. vị lãnh đạo cách mạng huyền thoại, nhưng cũng rất mong manh yếu đuối, đang đại diện cho tất cả những gì còn sót lại của một sự đề kháng bảo thủ ngày càng yếu ớt. Tất cả mọi người, từ anh em nhà Castro đến Bergoglio, cũng như tất cả những người Cuba, đều đang cố gắng tìm cách tái tạo lại một cuộc sống “cho ngày mai”, nhưng tất cả đều có chung một cảm giác, một cảm giác không nói thẳng ra được: nỗi lo sợ khắc khoải cho một tương lai của hòn đảo có thể sẽ là một sự quay về bất hạnh với một quá khứ đê tiện nhất của lịch sử của đất nước này.

Giáo hội Công giáo Cuba, một tổ chức khiêm tốn, nằm bên lề của cơ chế, sống sót một cách lơ lửng trong một nửa thế kỷ đầy trở ngại cấm đoán, với một “biên chế” chỉ có 300 linh mục trong một đất nước có 12 triệu dân, bị cấm đoán bất kỳ hoạt động tông đồ hay giáo dục nào, thậm chí còn bị cáo buộc là đồng loã hơn là đối lập với chế độ độc tài Castro, nhưng hiện nay lại đang trở thành một tổ chức có thể có khả năng trở thành một chọn lựa duy nhất còn lại, một con đê che chắn, nơi trú ẩn cho các tầng lớp xã hội sẽ bị hất ra bên lề trước các cuộc tiến công tham lam và trả thù của tư bản sau khi chế độ nhà nước sụp đỗ và sự trống trắng của đảng cộng sản sau khi anh em nhà Castro ra đi vĩnh viễn.

Kể từ năm 1991 khi Cuba bị những tay múa rối Liên Xô bỏ rơi tàn nhẫn khiến hòn đảo gần như bị huỷ diệt … cho đến sự kiện công nhận lẫn nhau giữa Mỹ và Cuba hồi tháng 8 vừa qua, và chắc chắn sẽ không còn bị cấm vận, những ai đã có dịp đến Cuba vào những tháng năm dài đó, thời của “buổi hoàn hôn của giáo trưởng Cuba”, và bây giờ có dịp quay lại đây, đều cảm nhận được rằng tất cả những người dân Cuba, xuyên qua những câu hỏi dò xét với những “du khách”, đang có những lo âu, khắc khoải vốn đang bao trùm lên một dân tộc đang sắp sửa “sang trang” tận gốc rễ.  Một mặt là niềm hy vọng sự quay trở lại ồ ạt của đám yankee, những người Mỹ vừa đáng yêu nhưng cũng vừa đáng ghét, sẽ mang theo giàu có thịnh vượng, nhưng mặt kia là sự lo âu của những thành phần xã hội thấp kém, những người chỉ biết sống vào đồng lương cố định hay vào phúc lợi xã hội, những thành phần này sẽ rất có thể sẽ rơi vào những những cái hố nghèo túng cùng cực, bị đẩy ra bên lề của quá trình “phát triển kinh tế” cũng như chính những người Nga đã trải nghiệm khi họ bị đẩy lùi ra khỏi các “câu lạc bộ” của các nhóm quyền thế khi Liên Xô tan rã.

Trong giai đoạn sắp tới khi mà hai anh em Castro sẽ để lại một khoảng trống và sự tan hàng rã ngũ của cơ chế xã hội chủ nghĩa ở Cuba, thì chỉ còn có Giáo hội công giáo là có khả năng đứng ra đóng vai trò “mạng lưới an toàn”  để cứu vớt những gia đình và những trẻ em nghèo khó trong quá trình chuyển đổi sang trang “cuồng bạo” giữa hai thời đại. Giáo xứ, trường học, các bệnh viện và trạm y tế của nhà thờ, những tổ chức thiện nguyện vốn đến hôm nay vẫn còn bị đóng cửa hoặc thậm chí bị cấm hoạt động sẽ trở thành những cái phao cứu rỗi họ, và không phải chỉ cứu rỗi linh hồn. Trong khi Karol Wojtyla là người xem  quyền tự do tôn giáo và chính trị như sao chổi dẫn đường, trong khi Joseph Ratzinger là hậu vệ của sự trung thành với Đức tin và tính chính thống của Giáo hội, thì Jorge Bergoglio, trước hàng vạn sanh linh ở Cuba, là vị Đức Giáo Hoàng có đủ uy tín để lên tiếng chống đối lại sự tham lam và cướp bóc của chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa mà ngay chính ở Nam Mỹ và vùng Caribe đã gây ra những thảm hoạ tàn bạo nhất.

Bergoglio kêu gọi “hòa giải hoà hợp”, cũng như chính Hồng Y của Havana, Jaime Ortega Alamino, đã nhiều lần lặp đi lặp lại trước cộng đồng của những người Cuba ở hải ngoại (Cuba kiều), mà ngày hôm qua, nhờ vào vào các tuyến đường hàng không vừa mới được Obama cho phép mở, đã đến tham dự cùng người thân và bạn bè tại Quảng trường Cách mạng.

Lý do mà Bergoglio đang lớn tiếng kêu gọi tha thứ lẫn nhau, là vì Giáo hội lo sợ sẽ có thể nổ ra những màn trả thù, thanh toán những món nợ ân oán, niềm hận thù đã ăn sâu vào các thế hệ trong gần 60 năm của “một bức tường”, những năm đã “đông lạnh” Cuba, nhưng đồng thời cũng đã “bảo vệ” Cuba trong cái vỏ cứng của nó.

Đây chính là một thông điệp hòa bình mang tính cách mạng: bởi vì nó được xây dựng không những chỉ trên sự tự do tư tưởng và chính trị, mà nó còn nói đến công bằng xã hội. Và chính đây là điều đặc biệt nhất của chuyến công du của Bergoglio ở Cuba, và đồng thời cũng làm “áy náy” anh láng giềng vĩ đại phía bắc vốn đang chờ đợi Đức Giáo Hoàng Francesco lên bục giảng của Quốc hội Mỹ.

Đối với những ai xem bất kỳ những lời chỉ trích lên án sự tham lam và xấc láo của “nền kinh tế tài chính” đều là những sản phẩm của ý thức hệ toàn trị thì Đức Giáo Hoàng Francesco “rất là cộng sản”, nhưng trưa ngày hôm qua, tại Quảng trường Cách mạng ở Havana bánh xe lịch sử đã chuyển động. Do chính bàn tay của một người đàn ông không có được một tiểu đoàn lính trong tay đẩy tới, nhưng chính bàn tay ấy đang làm run chuyển những “thượng đế” và tạo hy vọng cho những người dân trần tục thấp cổ bé miệng.

Roma, 22/09/2015 

chuyển ngữ