19 tháng 2, 2017

"Tuyên ngôn" mới của Facebook



Kế hoạch của Mark Zuckerberg (cha đẻ và chủ tịch Facebook) nhằm thay đổi thế giới bằng công cụ Facebook

Sau 5 năm khi bảng "tuyên ngôn" đầu tiên ra đời, mấy hôm nay Zuckerberg đã trình làng bảng "tuyên ngôn mới" với nội dung trình bày lại "sứ mệnh" của Facebook.

Tuyên ngôn mới được Zuckerberg phát tán trên trang Facebook của chính Zuckerberg (il post dài 6000 chữ, có thể đọc phiên bản tiếng Anh ở đây http://gizmodo.com/mark-zuckerberg-posts-6-000-word-status-update-about-no-1792452412, hoặc phiên bản tiếng Ý http://it.ibtimes.com/il-piano-di-mark-zuckerberg-cambiare-il-mondo-tramite-facebook-e-viceversa-1486713#


Trong bản tuyên ngôn mới điều đáng chú ý (và là trọng tâm của bản văn) là hai khái niệm (được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bản tuyên ngôn mới): Hạ tầng cơ sở xã hộicộng đồng.

Theo Zuckerberg thì một trong những vấn đề nóng cần phải đối phó khẩn cấp là phải chống lại hiện tượng phân cực cực đoan các quan điểm (la lotta alla polarizzazione delle opinioni), chống lại kiểu "tung tin giật gân" của các mạng truyền thông.

Zuckerberg nhìn nhận rằng trong quá khứ Facebook đã mắc phải một số sai lầm trong việc quản lý và phát tán những nội dung đăng trên Facebook (ám chỉ hiện tượng fake-news trong mùa tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua ?), và (trong tương lai) Facebook sẽ cố gắng hoàn thiện liên tục những tiêu chuẩn để một cộng đồng có thể hoạt động tốt.




Qua nội dung của bản tuyên ngôn mới này cũng có thể hiểu là Zuckerberg cảm thấy mình là người lãnh đạo của một "cái gì đó" rất vĩ đại, một "cơ sở", nhưng không phải chỉ giới hạn trong các nhân viên của Facebook mà nó mở rộng ra đến 1,8 tỉ "người dùng Facebook" (khách hàng của Zuckerberg). Điều này có nghĩa là tay đại gia tỉ phú này đang có trong tay một quyền lực vĩ đại chưa từng có trong lịch sử.

Một số nguồn tin của báo chí thì "đoán già đoán non" rằng bảng tuyên ngôn của Zuckerberg là một thứ tín hiệu để hắn chuẩn bị tham gia chính trường trực tiếp. Zuckerberg đã phản bác luận điệu này.

Nhưng ... ai biết được. Làm chính trị thời "Internet" quả có quá nhiều bất ngờ mà cho đến khoảng một thập niên trước đây không ai có thể tưởng tượng được.

Cho đến thế kỷ 20 vừa qua, muốn xưng Vương xưng Đế là phải đem binh đi chinh phục thiên hạ bằng máu và nước mắt. Bây giờ thì chỉ cần .... có một "cộng đồng mạng" là có thể tham chính để xưng Vương xưng Đế mà không phải đỗ máu. Tính ra thì cũng là điểm tich cực của thời Internet.

Có điều là .... Ngày xưa thì người ta gọi đấy là "tẩy não" (lavaggio del cervello). Bi giờ thì đỗi tên thành ... "hạ tầng cơ sở mạng".

Wait to see.  Đợi xem !!!

Roma, 19/02/2017
 

 

1 tháng 2, 2017

Mỗ heo ...



Dù muốn dù không, dù có ưng lòng hay dị ứng, thì các lực lượng chính trị dân túy đang trổi dậy khắp nơi. Trước đây là ở Châu Âu, rồi bây giờ lan sang cả Mỹ quốc (vốn được xem như là thành đồng của cái gọi là nền "dân chủ nghị viện phương Tây).


Ở Ý cả mấy thập niên chót đã có biết bao nhiêu đảng phái phong trào dân túy đến rồi đi (rồi tìm cách trở lại) như Lega Nord, như Forza Italia .... và trội nhất trong khoảng thập niên cuối cùng là phong trào 5 sao của hề Grillo. Thậm chí kể từ sao đại thắng hồi năm 2013 trong kỳ bầu cử Quốc hội lần chót, phong trào 5 sao đã trở thành đảng đứng hàng thứ hai (sau PD và qua mặt FI). Năm ngoái, trong kỳ bầu cử Hội đồng quản trị thành phố, phong trào 5 sao đã thắng cử lớn ở hai thành phố lớn là Roma và Torino. (Và dù ở Roma, bà thị trưởng Raggi vẫn chưa làm gì ra hồn, các cộng sự viên thì kẻ bị đá đi, người từ chức, có đứa sộ khám, và ngay cả bản thân bà Raggi cũng đã bị Tòa án triệu tập về một vụ xét xử trong việc bố trí nhân sự "tay chân" ở hội đồng quản trị thành phố Roma - tuy thế, theo các cuộc thăm dò ý kiến, thì con số cử tri đồng thuận với phong trào 5 sao vẫn không bị thất thoát - lý do là (đa số) lá phiếu dành cho 5 sao không phải là lá phiếu để đi tìm một phương án xây dựng cái mới thay cái cũ đã thối nát mà chỉ là là phiếu để đạp đỗ ... sau đó rồi hậu tính .... Y như những gì đã xẩy ra ở Roma sau khi 5 sao thắng cử).



Trước nguy cơ dân túy cao như thế, có những chính khách "già dặn" (và chuyên nghiệp) của cả thời đệ I lẫn đệ II Cộng hòa Ý lại lên tiếng ... đề nghị xây dựng lại những mô hình chính trị của một thời. Có Massimo D'Alema thì đòi xây đảng "mới" (chủ yếu là thu góp các cựu đảng viên PCI "duri e puri"), theo tuyên bố của D'Alema thì đảng mới này (sẽ có tên là "Consenso" (Đồng thuận)), và sẽ thu được rẽ lắm cũng 10% số phiếu trong kỳ bầu cử tới. 

 Romano Prodi e Massimo D'Alema

Có Romano Prodi đang rụt rè đưa ra "sáng kiến" vựt dậy cái thây ma Ulivo, vốn đã bị chính lãnh đạo của PD giết lần giết mòn. 

Rồi có Bersani, có Cuperlo, có Speranza .... mỗi đứa một ý .... đang hè nhau mỗ PD như mỗ heo ... Nhưng tuyệt nhiên không có một ai nặn ra một cái gì đó khác với những mô hình đảng phái chính trị đã bị đào thải từ mấy thập niên chót. Loay hoay vẫn là .... bình mới rượu cũ !!!



Trong khi đó bên ngoài đám dân túy 5 sao đang gươm giáo chuẩn bị công thành !!!

Roma, 01/02/2017