20 tháng 1, 2017

Trump, buổi khai mào của một Tổng thống yếu kém.

Nguyên tác bài này có tên "Trump, l'esordio del Presidente fragile" của ký giả thường thú ở New York Federico Rampini của nhật báo Ý "la Repubblica" đăng ngày 20/01/2017

---------------------





Nhìn theo lịch ngày tháng thì kể từ hôm nay, 20/01/2017, lão Trump chính thức trở thành Tổng thống Trump. Nhưng trên thực tế chừng nào y mới thật sự "làm" Tổng thống của Mỹ ? Đây là một câu hỏi cơ bản đè nặng lên buổi lễ "tấn phong". Câu hỏi mà không phải chỉ riêng nước Mỹ mà toàn thế giới đang chất vấn hắn. Và câu hỏi trên càng trở nên cực kỳ thời sự, đôi khi cũng có vẻ bi thảm, bởi cái bầu không khí căng thẳng trong hai tháng trở lại đây, tức là từ sau kết quả bầu cử ngày 08/11 vừa qua.

Khỏi phải nói, kịch bản của nghi lễ "tấn phong" sẽ được nhồi nhét đủ thứ thập cẩm, từ "body-language" đến các bộ mặt và thái độ của "quần chúng của Trump", tất cả sẽ dổ dồn về đây để ăn mừng "đại thắng" của người hùng của họ. Và chắc chắn là Trump cũng sẽ làm hết sức mình để thu hút tất cả sự chú ý của quần chúng.

Nhưng bên cạnh "năng khiếu bẩm sinh" của một "showman" liệu Trump có khả năng kết hợp với sự sáng suốt để có được một chính sách đường lối chính trị tương ứng với những thách thức to lớn mà hắn sẽ phải đối đầu ?

Trước hết cần phải chú ý đến một yếu tố then chốt: dù "đại thắng" của Trump nổ ra một cách bất ngờ, thậm chí có vẻ như một "cuộc cách mạng", hoặc một sự "đổi đời" của sân khấu chính trị Mỹ, nhưng hắn lên nắm ghế Tổng thống trong những điều kiện cực kỳ yếu kém. Trong lịch sử Mỹ chưa bao giờ có một Tổng thống được bầu lên với con số phiếu của tri kém hơn đến ba triệu so với số phiếu của đối phương (luật bầu cử Tổng thống của Mỹ dựa trên khái niệm cử tri đoàn (grandi elettori) ở các tiểu bang). Chưa bao giờ tính chính đáng của tân Tổng thống bị phản đối dữ dội như lần này (thậm chí năm 2000 Bush cũng không bị phản đối đến như thế). Chưa hề thấy trong một buổi lễ "tấn phong" mà có đến hơn năm mươi dân biểu quốc hội của phe đối lập đã từ khước không đến dự lễ. Và trong lịch sử Mỹ cũng chưa bao giờ có sự hoài nghi về một khả năng "can thiệp ngoại bang" vào quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ. Chưa bao giờ một vị tân Tổng thống đang sắp sửa được "tấn phong" lại có chỉ số "hạp lòng dân" thấp như thế, thậm chí có những dấu hiệu về sự "hoài nghi" hay "xét lại" của ngay chính những cử tri đã ủng hộ y. Chưa bao giờ ở Mỹ xảy ra cảnh xuống đường biểu tình chống đối tân Tổng thống trước và ngay trong buổi lễ "chuyển giao quyền lực" giữa cựu và tân Tổng thống.

Ấy vậy mà trong suốt thời gian qua kể từ sau ngày đại thắng đầy những sự cố không có gì đáng tự hào, Trump cũng chẳng bao giờ đưa tay tìm cách "hòa giải" với phân nửa nước Mỹ đã không những không tin tưởng vào y mà thậm chí còn ghét cay ghét đắng, vừa sợ vừa khinh khi y. Thế thì chừng nào mới bắt đầu một sự "hòa giải" mà bất cứ một Tổng thống nào khi lên nhậm chức đều cố gắng thực thi. Hoặc thậm chí sẽ chẳng bao giờ có "hòa giải" ? Đây chính là gút mắt cốt lõi của vấn đề mà Trump cần phải hóa giải trong thời gian sắp tới. Cũng phải công nhận rằng trong quá khứ những Tổng thống tiền nhiệm gần đây như Clinton, Bush, Obama cũng chẳng mấy thành công trong quá trình "hòa giải", nhưng ít ra bất cứ ai trong họ cũng đều ráng cố gắng có những tuyên bố hay cử chỉ hòa giải, ít ra là trong thời gian đầu của nhiệm kỳ.






Tính ra thì người ta cũng có thể tranh cãi - như đa số phe hữu vẫn đang làm - về việc các cử tri đảng Dân Chủ có thể phạm sai lầm cơ bản khi cứ "cứng đầu" phản đối tính chính đáng của việc Trump thắng cử: đấy chỉ là những cuộc phản đối "dã tràng xe cát", bởi vì ngay chính Obama cũng đã phải chính thức công nhận kết quả bầu cử hôm 08/11. Nhưng thực ra vấn đề không phải là phe đối lập làm gì, nghĩ gì, bởi vì hiện nay không phải phe đối lập đang phải chứng tỏ khả năng cầm quyền, mà chính Trump cần phải chứng tỏ khả năng của mình. Vấn đề là cho đến nay trước những lời cáo buộc như chuyện vai trò của Nga trong quá trình tranh cử, hoặc tình trạng "mâu thuẩn quyền lợi" (conflitti d'interesse), hoặc thắng cử dù rằng có số phiếu cử tri thấp hơn ... Trump vẫn phản ứng với giọng điệu hờn dỗi, oán trách, thù hằn, hăm dọa. Đó không phải là cách ứng xử của một Tổng thống, mà là phản ứng của một con người bị bệnh "tự tôn sùng" (narcisismo) mỗi khi bị đụng chạm tự ái.


Tính kiêu căng tự tôn tự mãn là điểm yếu đã làm tiêu sự nghiệp của biết bao lãnh đạo chính trị tiền nhiệm của Trump. Cái thói quen hay "twitter" vào lức "nửa đêm về sáng" với những lời lẽ chửi rủa mắng nhiếc phe đối thủ ... có thể là điều đáng để các chuyên gia về xã hội học chuyên trách về các mạng xã hội chú ý và nghiên cứu, nhưng cùng lúc nó có thể làm lu mờ đi cái danh tài về khả năng đối đáp của Trump. Chẳng nhẽ người ta có thể giải quyết những vấn đề có tính nghiêm trọng toàn cầu bằng những thông điệp bắn lên "tweet", để  rồi ngay sau đó kèm theo những tuyên bố đổi chiều 180 độ, hoặc cứ hồ đồ tuyên bố mạnh miệng để rồi lại đổ thừa là tại báo chí hiểu sai tuyên bố, có thể nào đơn giản bắn những thông điệp lên các mạng xã hội để đưa ra những nhận xét về đồng minh hoặc thù địch ? Cần phải đợi xem những Tập Cận Bình hay Putin sẽ có những phản ứng đối kháng lại như thế nào. Theo cái đà này thì rất có thể Trump sẽ hứng lấy bài học mà chính Hillary Clinton đã phải trả giá rất đắt: trong thế giới của các mạng truyền thông xã hội (social media) người nào không có ý kiến để phải bảo vệ thì người đó thắng.


Có lẽ trong thời gian tới mọi người sẽ phải làm quen với "phong cách" của Trump. Một số tuyên bố mang tính khiêu khích là điều Trump không tránh được (hay không muốn tránh), chẳng hạn như khi một Tổng thống hút được phiếu của đa số cử tri thợ thuyền ở Michigan vì những tuyên bố sẽ bảo vệ chống lại các chính sách di dời cơ sở sản xuất sang Trung Quốc, thì vị Tổng thống đó cũng phải "được quyền" chà đạp lên những khái niệm "phúc âm" của hệ tư tưởng "toàn cầu hóa". Nhưng rồi trên thực tế, Trump sẽ bắt buộc phải đưa ra những chính sách kế hoạch cụ thể để thay thế chính sách di dời sản xuất. Vấn đề là cái chính sách "toàn cầu hóa" này cũng đã được thực hiện gần một phần tư thế kỷ rồi, và cũng chẳng thấy ở đâu có ghi rằng khái niệm nói trên "hoàn toàn không thể đảo ngược" (irreversibile).


Khi một vị Tổng thống được đông đảo cử tri da trắng dồn phiếu với hy vọng là người da trắng sẽ trở lại nắm quyền kiểm soát ra vào lãnh thổ Mỹ, sẽ tìm lại được "bản sắc dân tộc", sẽ có những hệ thống và luật lệ để cai quản xã hội đa sắc tộc, thì chính vị Tổng thống đó có "quyền và nhiệm vụ" đề xuất những chính sách nhập cư khác với các chính sách của người tiền nhiệm, chứ còn nếu Trump vẫn cứ bám theo mấy cái màn sặc mùi lá cải kiểu như "xây tường ngăn sông cấm chợ" để chận đứng "mấy thằng Mễ chỉ biết hãm hiếp phụ nữ", thì trước sau gì Trump cũng sẽ đi lùi lại với những chính sách nhập cư cứng rắn vào những thập niên 60 của thế kỷ trước.


Một vị Tổng thống theo chủ nghĩa "cô lập" (isolazionismo), với hứa hẹn là để "xây dựng lại một nước Mỹ" thay vì phải tiếp tục vi trò "sen đầm quốc tế", thì đó cũng trùng với những khái niệm truyền thống của các lực lượng hữu khuynh hay của các lực lượng cực tả.


Nhưng dù muốn dù không, trong ngày lễ "tấn phong" hôm nay, Trump cũng phải bắt buộc có những tuyên bố để trấn an hơn phân nửa cử tri Mỹ "phía bên kia", trong đó đa số là giới thanh niên trẻ và những "tân công dân Mỹ " đến từ khắp nơi trên thế giới, để nói rằng nước Mỹ cũng sẽ là cái nhà của những người này.

Đối với Trump, Obama đã có những tuyên bố vừa "cảnh báo" vừa "khuyên răn", trong đó có một lời khuyên rất đơn giản và dễ hiểu: "Cần làm việc với sự cộng tác giúp đở của những người khác. Cần phải tổ chức việc làm theo những đội ngủ chuyên nghiệp. Tổng thống không phải là cái nghề có thể "tự biên tự diễn" được đâu !!!".

Lời khuyên ấy như một điềm báo trước rằng .... cơ nghiệp của Tổng thống Trump có thể bị tiêu ra mấy khói bởi chính sự tự tôn tự phụ của lão Trump.

Roma, 20/01/2017


chuyển ngữ.