28 tháng 7, 2014

Minh họa bằng biểu tượng các quan hệ phức tạp giữa các nước Ả Rập và các lực lượng Hồi giáo ở Trung Đông.



Các quan hệ vừa chính trị vừa tôn giáo vừa bộ lạc vừa sắc tộc giữa các quốc gia Ả Rập và giữa các lực lượng Hồi giáo rất cực kỳ phức tạp, và nếu không phải là chuyên gia về Trung Đông hay về Hồi giáo hoặc nghiên cứu các quốc gia Ả Rập thì người ta dễ bị choán ngộp trước những quan hệ liên minh hay đối địch trong khối Ả Rập.

Mới đây, trên trang web Slate, hai ký giả Joshua Keating và Chris Kirk đã “phát minh” ra một biểu đồ minh họa một cách rất súc tích và cô đọng các quan hệ giữa các quốc gia và lực lượng chính trị trong khối Ả Rập Hồi giáo bằng cách dùng 3 biểu tượng: mặt xanh và cười là quan hệ bè bạn đồng minh, mặt đỏ và không cười là quan hệ đối địch hay thù địch, mặt vàng với câu hỏi ngay giữa mặt là để chỉ quan hệ phức tạp không rõ ràng.






Trong biểu đồ có đủ các quốc gia và các lực lượng chính trị hiện diện ở Trung Đông, cộng thêm Mỹ.

Qua biểu đồ này, người ta sẽ nhận thấy những đặc điểm cơ bản ở trong khối Ả Rập ở Trung Đông là:

a)     Sự phân chia giữa hai sắc tộc (hay giáo phái) Sunni và Shiites là nét cơ bản trong các quan hệ giữa các lực lượng và các quốc gia ở Trung Đông, và nó cũng giúp cho người ta có thể hiểu được những nét vị thế của các nước Ả Rập trong tình hình chính trị đầy những quan hệ căng thẳng ở Trung Đông.

b)     Dễ nhận thấy ngay rằng các gương mặt đỏ (quan hệ thù địch) chiếm đa số (86 trên 156 quan hệ, tức là hơn 55% trong các quan hệ), mặt xanh (quan hệ đồng minh) được 34, và mặt vàng (quan hệ phức tạp)  cũng đến 36. Điều này cho thấy vì sao mà tình hình Trung Đông lúc nào cũng bị căng thẳng.

c)      Lực lượng ISIS là lực lượng hoàn toàn không có bè bạn đồng minh (toàn mặt đỏ). Kế đến là Al-Qaida có đến 10 quan hệ thù địch và 2 quan hệ phức tạp và không có quan hệ đồng minh với ai.

d)     Israel cũng có nhiều quan hệ thù địch (8 mặt đỏ), 2 quan hệ phức tạpvà chỉ có hai quan hệ đồng minh bè bạn là Mỹ và Ai Cập.

e)     Iraq là quốc gia Ả Rập có nhiều quan hệ đồng minh bè bạn nhất: 6 mặt xanh.


Một vài nhận xét về các nhóm đồng minh


1)     Nhóm Iran – Syria – Hezbollah.

Iran là một trong 3 quốc gia ở Trung Đông có sắc tộc Shiites chiếm đa số (hai quốc gia còn lại là Iraq và Bahrein), và hơn từ hơn 3 thập niên gần đây luôn luôn có quan hệ đồng minh với Syria. Và Iran và Syria là hai quốc gia ủng hộ phong trào Shiites Hezbollah ở Lebanon, và lực lượng quân sự của phong trào Hezbollah hoạt động ở phía nam Lebanon với mục tiêu là tiêu diệt Israel. Trong cuộc “nội chiến” từ hơn 3 năm nay ở Syria thì chính Hezbollah lẫn Iran đều là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al Assad bằng cách viện trợ vũ khí và lính chiến đấu. Nhóm đồng minh tay ba này đối địch lại với đồng minh của Ai Cập, Ả Rập Saudi và Mỹ. (3 chọi 3).


2)     Nhóm Ai Cập – Ả Rập Saudi – Mỹ.

Ở Trung Đông, ngoài Israel ra thì Ả Rập Saudit và Ai Cập là 2 đồng minh quan trọng nhất của Mỹ. Cả hai quốc gia Ai Cập và Ả Rập Saudi đều có sắc tộc đa số là Sunni, dù rằng ngay trong giữa sắc tộc này cũng manh mún chia ra thành nhiều bộ lạc khác biệt nhau.
Ả Rập Saudi từ nhiều năm nay đang ở trong vị trí tranh đua với Iran để chiếm ngôi vị cường quốc trong khu vực Vịnh Ba Tư, và quan hệ đồng minh giữa Ả Rập Saudi và Mỹ trước đây là nhầm phục vụ mục tiêu cạnh tranh nói trên. Nhưng kể từ khi lên cầm quyền gần đây ở Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi đã thay đổi mục tiêu tiên quyết và hiện nay  là nhắm triệt tiêu lực lượng Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập (Muslim Brotherhood) vốn đã nắm chính quyền với Tổng thống Mohamed Morsi cho đến hè năm rồi. Và cũng chính vì thế mà trong thời gian gần đây chính phủ Ai Cập của tướng Abdel Fattah al-Sisi đã cực lực phản đối Hamas – vốn là nhánh Palesatine của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo – Và cũng chính vì thế mà tuần vừa rồi Hamas rất “nghi ngờ” để có thể chấp nhận đề nghị của Ai Cập nhằm ngưng chiến trong cuộc chiến giữa Hamas và Israel hiện nay.


3)     Iraq – Iran

Cả hai quốc gia này đều có đa số là sắc tộc Shiites, dù rằng trên “lý thuyết” thì Iraq là đồng minh của Mỹ sau khi chế độ của Saddam Hussein bị lật đỗ. Về tương quan lực lượng thì Iran mạnh hơn Iraq và có khả năng chi phối mạnh mẽ tình hình chính trị nội bộ của Iraq. Cả Iran lẫn Iraq đều chống lại lực lượng ISIS, nhưng so với Iran thì Iraq lại có một vị trí “không mấy rõ ràng” với chính quyền của Syria (lý do là bởi vì Iraq là đồng minh của Mỹ).


4)     Hamas và Chính quyền Quốc gia Palestine (Palestinian National Authority).

Kể từ năm 2007 khu vực dải Gaza (Gaza Strip) nằm dưới quyền kiểm soat của Hamas, trong khi Lực lượng Giải phóng Palestine (OLP) thì nắm khu vực Cisgiordania. Trên thực tế thì Chính quyền Quốc Gia Palestine do tỏ chức OLP kiểm soát ... và trong những năm gần đây có vị trí khá ôn hòa hơn so với Hamas.
Trong khi Chính quyền Palestine, được sự ủng hộ của Ai Cập và của nhiều nước trong Liên đoàn Ả Rập (Arab League), với hy vọng trong tương lại sẽ kiểm soát lại được dải Gaza, thì Hamas lại được Iran ủng hộ (dù rằng gần đây thì quốc gia ủng hộ Hamas nhiều nhất là Qatar).


5)     ISIS

ISIS, có nghĩa là Nhà nước Hồi Giáo của Iraq và vùng Cận Đông (Islamic State of Iraq and al-Sham), hiện nay là lực lượng bị thù ghét nhiều nhất ở Trung Đông (không có một quan hệ đồng minh hay bè bạn với bất cứ ai). Đây là một phong trào cực đoan của sắc tộc Sunni, và cũng là kình địch của cả nhóm al Qaida mà chính ISIS đã tách ra từ đầu năm. Hiện nay ISIS đang kiểm soát vùng nằm giữa Syria và Iraq, do đó cũng là kẻ thù của nhà nước Iraq lẫn các lực lượng phiến loạn ở Syria và cũng có phần thù địch với chính quyền của Bashar al Assad.


6)     Shiites – Sunni

Đây là hai “giáo phái” chính của Hồi Giáo.  Hai giáo phái này bắt đầu được đẻ ra kể từ khi vị tổ sáng lập Hồi giáo Maometto qua đời năm 632, nhưng về mặt chính trị thì hai giáo phái này bắt đầu quan hệ thù địch nhau kể từ năm 1979, tức là năm có cuộc cách mạng khomeinista ở Iran từ đó nhóm tu sĩ Hồi giáo Shiites bắt đầu lên cầm quyền.
Nhưng giữa Shiites và Sunni cũng có những chia rẽ và đồng minh “hàng ngang”: thí dụ như Iran (Shiites) lại đồng minh với Hamas (Sunni); Ả Rập Saudi (Sunni) thì lại cạnh ranh với Qatar (cũng Sunni).

Roma, 28/07/2014

27 tháng 7, 2014

Bi kịch Alitalia .... hay là bi kịch của nước Ý.



Giống như một cái đầm lầy hay bãi cát lún, sân khấu bi hài chính trị của Ý lại có khả năng nhấn chìm lần thứ hai cái hảng hàng không dân dụng Ý là Alitalia.

Mọi chuyện đang xẩy ra quanh Alitalia lần này tái diễn y hệt lại cái màn kịch đã xẩy ra hồi năm 2008: có một nhân vật đứng ra xin “cầu hôn” – năm 2008 là Air France, và bây giờ là Etihad –, sẳn sàng “ẳm về nhà” Alitalia dù rằng “em” là một cỗ máy ngốn tiền khổng lồ. Cũng như mấy anh Pháp thời 2008, bây giờ mấy anh Ả Rập của cái Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng sẳn sàng mở hầu bao, triển khai rộng các tuyền đường hàng không và các em tiếp viên hàng không vẫn tiếp tục mặc đồng phục tam tài của màu cờ nước Ý.

Chỉ có điều là cả anh Pháp lẫn anh Ả Rập đã mắc cái lỗi cơ bản: ngồi tính tiền mà không hỏi chủ quán đã bán cái gì ? Tức là ngồi làm các con tính mà không tính đến nước Ý. Hay nói đúng hơn là không tính đến cái mớ hổ lốn trong đó vừa có sự can thiệp chính trị của các đảng phái cộng với các lợi ích riêng tư của các phường hội (corporazioni), một giới tư bản nghèo tiền nhưng cực giàu về quan hệ chính trị bên cạnh các công đoàn chỉ biết các nghi thức tế lễ với những khẩu hiệu rất kêu nhưng nội dung thì rỗng tuếch, chỉ quen các thủ tục hành chính hơn là tranh đấu, và nhất là có khả năng tự hũy diệt rất cao ... trong đó Alitalia là một biểu tượng hùng hồn nhất. Tất cả mớ hổ lốn nói trên như một thứ độc dược đã đưa nước Ý xuống đến hàng thứ 65 trong bản xếp hạng “Doing Business” của Ngân hàng Thế giới: còn sau cả Botwana, Bulgaria và Tonga.

Sáu năm trước, sau những tháng ngày đàm phán mệt mỏi với những màn thay đổi liên tục kịch bản bất ngờ, Paris đã quyết định cuốn gói và để lại 4 tỉ nợ của Alitalia cho .... dân Ý. Bây giờ cũng y hệt như 6 năm về trước. Cái đầm lầy hay bãi cát lún của xứ Ý, vốn vẫn luôn luôn xuất hiện mỗi khi có người xin “cầu hôn” cô bé lọ lem Alitalia: sau bao nhiêu tuyên bố kiểu “cơ bản coi như đã xong” của các bá quan văn võ nước Ý, từ ông chủ tịch Alitalia đến ngài Bộ trưởng Giao thông Maurizo Lupi, từ các phường hội đến các công đoàn .... xem ra mấy anh Ả Rập bắt đầu hơi ... mệt mỏi. Và kịch bản tồi tệ nhất (và nếu trong nội weekend này không có gì thay đổi thì là kịch bản khả thi nhất) là đóng cửa Alitalia. Và đấy đúng là một lần nữa Ý lại có khả năng tạo ra “phép lạ” ... như đã từng làm trong quá khứ.



Tư sản không có tư bản trong tay.

Nếu Alitalia trở lại y nguyên tình trạng của 6 năm về trước, có nghĩa là cháy túi và sắp phá sản, thì nguyên nhân, ngoài chuyện khủng hoảng thế giới hiện nay, là những mầm bệnh di truyền của giới tư sản doanh nhân nước Ý vốn giàu quan hệ với giới chính trị bè phái nhưng nghèo tư bản và nhất là cực kỳ nghèo về khả năng doanh nghiệp. Năm 2008, trước một cuộc tranh cử đang diễn ra, Silvio Berlusconi, với mục tiêu tranh cử và nhân danh “bảo vệ màu sắc Ý”  đã cố tình nặn ra cái gọi là “nhóm doanh nhân yêu nước” (cordata di patrioti - trong đó có Roberto Colaninno, chủ tịch của tập đoàn Piaggio hiện đang có cơ xưởng lắp ráp xe Vespa ở Vĩnh Phúc gần Hà Nội) cùng với tập đoàn ngân hàng Intesa San Paolo (cũng vừa mới mở văn phòng hoạt động tài chính ở Hà Nội cách đây hơn hai năm) ... để rồi 6 năm sau ... cái nhóm doanh nhân yêu nước ấy .... đã ra tro bụi .... và Alitalia vẫn ... tiền mất ... tật ... càng thêm nặng. Hiện nay Alitalia còn rất ít tiền trong két sắt ... và mỗi ngày ngốn trên dưới 25 triệu .... lỗ vốn. Người ta nói ... hợp quần gây sức mạnh ... thế nhưng cái nhóm doanh nhân yêu nước đầy đủ mặt gian hồ hảo hớn trong 6 năm qua chẳng làm gì khác hơn cải vã với nhau để tranh giành quyền lực phe nhóm .. giữa những doanh nhân ... mà đóng góp cỗ phần chưa được đến hai con số phần trăm (tức là tiền bỏ vào thì ít mà ghế thì đòi nhiều !!!). Chỉ trong vòng 5 năm mà Alitalia đã phải thay đổi đến 3 giám đốc quản trị mà chẳng có vị nào có khả năng đem về cho Italia một Euro tiền lời (và mỗi lần ông giám đốc cũ ra đi ... là lại một mớ tiền triệu  .... gọi là ... “đền bù thiệt hại” (buona uscita)).

Để rồi bây giờ .... nếu muốn tránh khai tử Alitalia ... thì chỉ còn có mỗi cách là .... đi tìm “người nước ngoài” đến “cầu hôn”.


Nhà nước chống nhà nước

Mà nào chỉ có mớ hổ lốn bòng bong như kể trên, nào phải chỉ có những căn bệnh duy truyền của tư sản nước Ý .... Lần này trong bi kịch Alitalia lại có thêm một lớp tuồng mới khiến mấy anh Ả Rập chỉ biết nhìn nhau lắc đầu ngao ngán. Nếu hồi năm 2008, trước một cuộc tranh cử đang diễn ra, câu chuyện Alitalia đã gây chia rẽ làm đôi giới chính trị: một bên là Berlusconi nhất quyết phá đám Air France (với danh từ mỹ miều là bảo vệ sắc cờ nước Ý) chống lại Prodi trong cương vị chính phủ Ý vốn đang đàm phán với Air France. Sự rút lui của Air France đã được các phường hội lái máy bay và tiếp viên phi hành xem như thắng lợi lớn ... và lần đó Berlusconi cũng vớ được một mớ phiếu (năm 2008 Berlusconi thắng cử vẻ vang ở Thượng viện lẫn Hạ viện) ... Nhưng phường lái máy bay và tiếp viên phi hành có biết đâu là 6 năm sau .... họ lại trở lại y nguyên tình trạng của 6 năm về trước ... và lần này thì đến ông tổ của Berlusconi có đội mồ sống dậy cũng không cứu họ được.

Đúng là lần này thì trong như giới chính trị không bị chia rẽ như năm 2008. Hồi tháng mười năm ngoái, Enrico Letta, lúc đó là Thủ tướng Ý, đã đi sang Ả Rập và đã bắt đầu có “quan hệ” để giải quyết chuyện “cầu hôn” với Alitalia. Lúc đó chính Enrico Letta cũng đã thuyết phục được tập đoàn Bưu điện Ý (Poste Italiane), vốn là một tập đoàn do chính nhà nước nắm (100% vốn là do Ngân khố giữ) đồng ý sẽ “cúng” 75 triệu Euro vào cỗ máy ngốn tiền của Alitalia. Việc cầu hôn của Abu Dhabi, sau những tháng ròng rã đàm phán, xem ra cũng chỉ còn quyết định ....ngày cưới .... Thì bổng nhiên xẩy ra sự cố “nhà nước chống nhà nước”: Mr. Francesco Caio, tân giám đốc điều hành của Bưu điện vừa mới được Renzi tấn phong ... bổng đứng lên tuyên bố bất ngờ rằng .... trong điều kiện như hiện nay .... Bưu điện không thể nào đồng ý tham gia cứu Alitalia (chi tiết: Caio không muốn gánh nợ cũ của Alitalia, do đó, theo ý đồ của Caio là cần phải phá sản Alitalia, đem giấy nợ cũ ra trước tòa án, cho đẻ ra một “new-co” không có vướng mắc nợ cũ, và Bưu điện sẽ tham gia thoải mái với 75 triệu Euro và vốn đầu tư cho “new-co”). Mấy anh Ả Rập trớ mặt miệng ấp úng: “thế là nghĩa gì ? Nhà nước chống nhà nước sao ?”. Ấy ... không phải thế đâu. Đấy là biểu tượng của sự “trưởng thành” của giới “management” nước Ý đấy. Mấy anh Ý đã vội vã trấn an mấy anh Ả Rập. Nhưng xem ra mấy anh Ả Rập cũng không mấy được đã thông: chẳng khác gì tự dưng đem bàn tay mình ra tự chặt !!!! Nhưng đối với Ý, một quốc gia công nghệ tiên tiến nằm trong danh sách G7 mà các tuyến đường xe lửa cao tốc vẫn không có đường rầy chạy đến các phi trường quốc tế ... thì ... phép lạ nào cũng có thể xẩy ra được ở cái xứ của Dante.



Công đoàn manh mún

Bên cạnh những bi hài kịch của giới tư sản Ý, những động thái bất nhất của nhà nước Ý, mấy anh Ả Rập lại phải chứng kiến cảnh “nồi da xáo thịt” của mấy anh công đoàn. Lúc bắt đầu đàm phán với Etihad thì con số biên chế quá tải là 2500, rồi từ từ xuống còn 2250, rồi xuống nữa còn 1600 trong đó 600 sẽ được tái nhập trở lại ... (dù rằng không ai biết sẽ bằng cách nào !!!!) qua các cơ sở “ăn theo” ... và 900 sẽ bị ngồi ăn lương thất nghiệp đợi công việc mới. Nhưng rồi thì lời qua tiếng lại không biết thế nào ... mà công đoàn CGIL không chấp nhận con số biên chế quá tải đề ra. La UIL thì phản đối kết quả bỏ phiếu do hai công đoàn CGIL và CISL tổ chức. Lãnh đạo Alitalia thì vẫn cứ tiếp tục trấn an mấy anh Ả Rập trong khi phường lái máy bay và tiếp viên phi hành lấy giấy bút viết thư thẳng cho Giám đốc Etihad (lại không phải là một anh Ả Rập mà là James Hogan, một tay cựu cầu thủ rugby người Úc) để phản đối về cách thức “đại diện” trong “new-co”. Các anh Ả Rập nhận thư ... nhưng chẳng biết phải xử lý như thế nào. Có thể là trong thâm tâm ... mấy anh Ả Rập cũng hy vọng ... rồi mọi chyện sẽ xẩy ra như năm 2008: tức là vẫn là dân Ý phải nai lưng ra gánh hết nợ nần lỗ lã trước đây của Alitalia .... và cái khác biệt là lần này Alitalia sẽ không để Etihad cuốn gói như thời của Air France.

Thế còn 2500 biên chế quá tải ?
Salam (bình an, tiếng Ả Rập)



Kiện cáo đầy trời.

Chưa hết. Bên cạnh những vấn đề vừa kể trên, tình hình Alitalia lại càng thêm bi đát bởi một căn bệnh mãn tính đặc biệt của Ý: đó là hằng hà sa số những vụ kiện tụng có liên quan đến Alitalia, và như ta đã biết, thời gian kiện tụng ở Ý là thuộc bậc siêu, nhất là những vụ kiện dân sự.

Và đây chính là tâm diểm của việc Bưu Điện phản đối như đã kể ở trên. Hiện nay Alitalia có hơn 2700 vụ kiện tụng với khả năng sẽ bị phạt khoảng 470 triệu Euro, trong đó có những vụ kiên tụng tranh cãi với Windjet, GEC, và với cục thu thuế. Ở Pháp chẳng hạn, những cuộc kiện tụng như thế này mất khoảng 330 ngày, ở Tây Ban Nha là 18 tháng. Còn riêng ở Ý …. Trung bình là 1210 ngày … tức là trên dưới … 4 năm. Và Francesco Caio của Bưu điện không muốn phải trả tiền bồi thường cho những vụ kiện tụng từ năm 2011.

Mà biết làm sao hơn …. Cái nước Ý nó thế (cũng như ở Việt Nam người ta hay nói, cái nước mình nó thế !!!).

Chắc rồi thì Alitalia và Etihad cũng sẽ cử hành “hôn lễ” mà thôi … và hai bên sẽ sánh đôi cất cánh ….

Chỉ tội cho chính người dân Ý …. Lại sẽ vẫn tiếp tục vùng vẫy trong đám sình lầy hay quằn quại trong mớ cát lún …

(Nguyên tác "Il vizio italiano delle sabbie mobili" của Ettore Livini đăng trên nhật báo "la Repubblica số ra ngày 26/07/2014)

Roma, 26/07/2014
 



19 tháng 7, 2014

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT và PHILIPPNES ở Ý ĐỂ PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC


Để tham gia ký bản tuyên bố chung các bạn có thể làm một trong những cách sau đây:

  • Gởi một email về địa chỉ comunicatocontrocina@gmail.com với: Tên Họ, Nghề nghiệp, Quốc tịch (nếu đã lấy quốc tịch nước cư trú thì xin ghi quốc tịch gốc), Thành phố và quốc gia nơi cư trú

  •  Vào các trang web dưới đây và điền trực tuyến các thông tin vào đơn tham gia

 Đơn bằng tiếng Việt        -        Đơn bằng tiếng Ý       -       Đơn bằng tiếng Anh      


        



Sau hơn ba thập niên tích lũy và cũng cố tiềm lực về kinh tế tài chính và quân sự, Trung Quóc hiện nay đang thực hiện những chính sách bành trướng trong vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương với tham vọng làm chủ toàn bộ lục địa Châu Á, và sau đó sẽ dùng Châu Á như bàn đạp để thực hiên giấc mơ bá quyền thế giới.

Các chính sách bành trướng của chính phủ Trung Quốc được thực hiện dưới nhiều hình thức: tận dụng xuất khẩu như đòn bẩy để tích lũy ngoại tệ, và với lượng ngoại tệ có trong tay Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường tài chính thế giới bằng cách mở rộng đầu tư hay thậm chí thu mua các cơ sở tài chính hay các cơ xưởng kinh tế sản xuất ở nhiều quốc gia công nghệ tiên tiến trên thế giới, từ Châu Âu đến Châu Mỹ, từ Á Châu sang Phi Châu, từ Đông sang Tây, với mục tiêu là khuynh đảo, hay ít ra là điều kiện hóa, toàn bộ thế giới kinh tế-tài chính theo chiều hướng thuận lợi cho Trung Quốc.

Thêm vào đó, trong những thập niên gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể mức độ đầu tư vào quốc phòng với mục tiêu là đổi mới và hiện đại hóa lực lượng quân đội trong mọi lãnh vực: lục quân, không quân, hải quân  … và đến cả lảnh vực không gian cyber.

Nhất là về phương diện quân sự, lực lượng quân đội Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động khiêu khích, tấn công và chiếm đóng bất hợp pháp lãnh hải và không phận của nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương, thí dụ như việc xâm chiếm các bãi đá ngầm Scarborough của Philippine (tháng 04/2012), hoặc quyết định “vùng phòng không nhận dạng” (ADIZ) trên các quần đảo Điếu Ngư của Nhật (tháng 11/2013), xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần của quần đảo Trường Sa (1988) của Việt Nam, và nhất là gần đây, kể từ đầu tháng 5 vừa qua Trung Quốc đã ngang nhiên đưa bất hợp pháp giàn khoan nổi HD-981 vào ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bất chấp các luật lệ về công pháp quốc tế …. Cũng dễ nhận thấy rằng tất cả các hoạt động gây hấn, tấn công và chiếm đóng bất hợp pháp của chính quyền Bắc Kinh là nhằm để khẳng định bằng vũ lực ý đồ xâm chiếm toàn bộ vùng biển của Đông Nam Á Thái Bình Dương  theo kế hoạch của “đường chử U mười đoạn” (The ten-dotted U-shape line) bao trùm vùng biển từ phía nam Trung Quốc đến tận vùng biển của Mã Lai và Indonesia.

Tất cả những hoạt động hiện nay của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền tự chủ và tài phán của các quốc gia trong vùng, mà còn đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, vi phạm các điều luật quốc tế, đặc biệt là “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982” (UNCLOS) và “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa” (DOC), vốn cũng đã được chính Trung Quốc ký với tổ chức ASEAN năm 2002, như thế là làm gia tăng mối đe dọa về một xung đột vũ trang.

Trong lịch sử nhân loại đã xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh tàn khóc, với những nỗi tang thương mất mát con người và những tàn phá ghê gớm, để rồi cuối cùng ai cũng hiểu ra rằng chiến tranh đã không mang lại bất cứ một lợi ích nào cho đất nước của chúng tôi, cũng không cho bất cứ đất nước nào khác, lại càng không mang lợi ích cho thế giới.
Chiến tranh đã và sẽ không bao giờ là giải pháp cho mọi cuộc xung đột. Dân tộc Việt Nam và Philippine là những dân tộc yêu chuông hòa bình, và chúng tôi cũng tin rằng đại đa số người dân Trung Quốc cũng thế. Đã có nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tuyên bố lên án các hoạt động xâm lấn và những hành động pháp của Trung Quốc thậm chí có nhiều người Trung Quốc đã biểu lộ sự bất đồng của họ trước những hành động của chính phủ. Tất cả dân tộc của cả ba nước phải đoàn kết với nhau và chống lại bất kỳ một cuộc xung đột, tấn công hay lấn chiếm nào có thể có khả năng làm bùng nổ một cuộc chiến tranh phi lý, và để gầy dựng sự ổn định và an ninh trong khu vực.




Cùng với nhân dân Ý, nhân dân Việt Nam và Philippine ký bản tuyên bố chung này để:
  
Tố cáo tất cả các hành vi của chính phủ Trung Quốc nhằm khiêu khích, xâm lăng và xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia tring khu vực.

  1. Tố cáo tất cả các hành vi của chính phủ Trung Quốc nhằm khiêu khích, xâm lăng và xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực.
  2. Đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt ngay lập tức tất cả các hoạt động khiêu khích, xâm lăng và xâm phạm lãnh thổ, phải tuân thủ công pháp quốc tế, “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982” (UNCLOS), và thực thi nghiêm chỉnh “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa” (DOC) đã được ký kết từ năm 2002.
  3. Đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải ngưng lập tức các kế hoạch xây dựng trên các đảo đã chiếm đoạt bất hợp pháp và bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho Việt Nam và Philippine.
  4. Đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải có thái độ ôn hòa và tránh những hành động có thể đe dọa nền hòa bình và ổn điịnh trong khu vực, phải giải quyết các cuộc tranh chấp bằng các giải pháp hòa bình, tránh không được sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.

 Roma,  ngày 18 tháng 7 năm  2014

ASVI – Associazione degli Studenti Vietnamiti in Italia

ENFiD – European Network of Filipino Diaspora

BANTAY WEST PHILIPINES SEA



Những tổ chức tham gia ký bản tuyên bố chung

  • FEDERFIL-ITALY – Federation of Filipino Communities and Associations in Rome, Italy
  • TaskForce – OFW – Alleanza Filippina in Italia
  • San Filippo Apostolo Filippino Community – Grottarossa, Roma, Italia
  • Guardians Philippines International – Anti Crime
  • Umangat Migrante, Rome, Italy
  • Pinoy Radio Italia – Channel Philippines Network 


Danh sách ký tên đến ngày 19/07/2014

1
Phạm Văn Thịnh
Tư vấn
Việt Nam
Milano
Italia
2
Trịnh Quang Hà
Công chức hưu trí
Việt Nam
Torino
Italia
3
Đỗ thị Tuyết Phượng
Nhân viên bệnh viện
Việt Nam
Torino
Italia
4
Hồ Vĩnh Xuân
Bác sĩ chuyên khoa
Việt Nam
Roma
Italia
5
Phan Quốc Tuyên
Kỹ sư tin học
Việt Nam
Ginevra
Thụy Sĩ
6
Vũ Ngọc Thăng
Dịch giả
Việt Nam
Winnipeg
Canada
7
Nguyễn Đăng Khoa
Giảng viên đại học INSA
Việt Nam
Lyon
France
8
Nguyễn Thị Mai
Công chức tòa án
Việt Nam
Lyon
France
9
Lưu Vân Khương
Kỷ sư khai thác mỏ
Việt Nam
Đà Nẳng
Việt Nam
10
Quách Kim Vũ
Tư vấn
Việt Nam
Treviglio
Italia
11
Suarez Luis
Tecnico
Việt Nam
Montevideo
Uruguay
12
Trần Tấn Khải
Kiểm toán
Việt Nam
Rungis
France
13
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Giáo viên
Việt Nam
Rungis
France
14
Nguyễn Chí Thiện
Bác sĩ
Việt Nam
Paris
France
15
Huỳnh Ngọc Nga
Nội trợ
Việt Nam
Torino
Italia
16
Hà Kim Chi
Nội trợ
Việt Nam
Torino
Italia
17
Laura Altmann
Hưu trí
Italiana
Roma
Italia
18
Quan Vinh
Chuyên viên tin học
Việt Nam
Roma
Italia
19
Pia Eliza Gonzalez
Chủ bút.
Cựu Ủy viên hội đồng thành phố
Philippine
Roma
Italia
20
Romulo Salvador
Doanh nhân
Cựu Ủy viên hội đồng thành phố
Philippine
Roma
Italia
21
Joselito Ramirez
Phát ngôn viên radio
Philippine
Roma
Italia
22
Romeo Ramo
Cựu Ủy viên hội đồng thành phố
Philippine
Roma
Italia
23
Bong Rafanan
Cựu Ủy viên hội đồng thành phố
Philippine
Roma
Italia
24
Egay Bonzon
Phát ngôn viên radio
Philippine
Roma
Italia
25
Romeo Sangkap
Chủ tịch CFMW Italia
Philippine
Roma
Italia
26
Charito Basa
Sáng lập viên FWC
Philippine
Roma
Italia
27
Mons. Jerry Bitoon
Tu sĩ
Philippine
Roma
Italia
28
Mher Alfonzo
Sáng lập viên CACO
Philippine
Roma
Italia
29
Lito Viray
Điều phối tổ chức San Filippo Apostolo FilCom
Philippine
Roma
Italia
30
Racquel Garcia
Thư ký
Philippine
Roma
Italia
31
Junn Landicho
Sáng lập viên Task Force OFW
Philippine
Roma
Italia
32
Benjie Eclarin
Sáng lập viên Guardians Association
Philippine
Roma
Italia
33
Auggie Cruz
Thư ký Federfil Italy
Philippine
Roma
Italia
34
Ariel Lachica
Chủ tịch Federfil Italy
Philippine
Roma
Italia
35
Macrina Macol
Tư chức
Philippine
Roma
Italia
36
Casimero Dulay, JR.
Giáo sư
Philippine
Roma
Italia
37
Carmencita Ferreria
Nội trợ
Philippine
Roma
Italia
38
Khristy Lado
Môi giới
Philippine
Roma
Italia
39
Lonia Samson
Tư chức
Philippine
Roma
Italia
40
Rose Veluz
Tư chức
Philippine
Roma
Italia
41
Nguyễn Đức Thiện
Sinh viên
Việt Nam
Roma
Italia
42
Nguyễn Trung Hiển
Sinh viên
Việt Nam
Benevento
Italia
43
Trần Tử Quán
Giáo sư âm nhạc
Việt Nam
Roma
Italia
43
Jaime Bernal Jr.
Accountant
Philippine
Pieta
Malta
44
AngelI N. Decena
Chăm sóc người lớn tuổi
Philippine

Malta
45
ELJEN V. POQUIZ
Giúp việc
Philippine
Davao City
Philippines
46
MJ Blancaflor
Student, Blogger, Campus journalist
Philippine
Muntinlupa City
Philippines
47
Joleen Estella
Student
Philippine
Manila
Philippines
48
Nguyễn Văn Lương
Toán học
Việt Nam
Padova
Italy
49
Ariel Lachica
Sinh viên
Philippine

Italy
50
Aim Orallo
Nhà báo tự do
Philippine
Cabuyao
Philippines
51
Joselito M. Viray
Service staff
Philippine
Roma
Italia
52
Medardo M. alfonso
Instrument Tech.
Philippine
Roma
Italia
53
Kristin Cameron
Bảo vệ
Philippine
Stockton
USA
53
NGUYEN Florence
Kỹ sư SNCF
French
Irigny
France
54
MARIS GAVINO
Hưu trí
Philippine
Roma
Italia
55
Nguyễn Quang Hòa
Kiểm toán
Việt Nam
Saarbrücken
Đức
56
Nguyễn Phương Thảo
Giáo viên
Việt Nam
Hà nộN
Việt Nam
57
Nguyễn thế Hồng
Kỹ sư
Việt Nam
Milano
Italia
58
Nguyễn Dũng
Đầu bếp
Việt nam
Adenau
Đức
59
Phạm Ngọc Hải
Kế toán
Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam
60
Bùi Thị Thái Dương
Giảng sư đại học
Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam
61
Lê Thị Thu Huyền
Giáo viên
Việt Nam
Thanh Hóa
Việt Nam
62
Nguyễn Hoàng Việt

Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam
63
Nguyễn Hữu Tuấn
Sinh Viên
Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam
64
Marcello Colonnelli
Hưu trí
Italiana
Roma
ITALIA
65
Trần Thanh Quyết
Giảng sư đại học
Việt Nam
Hà Nội
Việt Nam