28 tháng 7, 2014

Minh họa bằng biểu tượng các quan hệ phức tạp giữa các nước Ả Rập và các lực lượng Hồi giáo ở Trung Đông.



Các quan hệ vừa chính trị vừa tôn giáo vừa bộ lạc vừa sắc tộc giữa các quốc gia Ả Rập và giữa các lực lượng Hồi giáo rất cực kỳ phức tạp, và nếu không phải là chuyên gia về Trung Đông hay về Hồi giáo hoặc nghiên cứu các quốc gia Ả Rập thì người ta dễ bị choán ngộp trước những quan hệ liên minh hay đối địch trong khối Ả Rập.

Mới đây, trên trang web Slate, hai ký giả Joshua Keating và Chris Kirk đã “phát minh” ra một biểu đồ minh họa một cách rất súc tích và cô đọng các quan hệ giữa các quốc gia và lực lượng chính trị trong khối Ả Rập Hồi giáo bằng cách dùng 3 biểu tượng: mặt xanh và cười là quan hệ bè bạn đồng minh, mặt đỏ và không cười là quan hệ đối địch hay thù địch, mặt vàng với câu hỏi ngay giữa mặt là để chỉ quan hệ phức tạp không rõ ràng.






Trong biểu đồ có đủ các quốc gia và các lực lượng chính trị hiện diện ở Trung Đông, cộng thêm Mỹ.

Qua biểu đồ này, người ta sẽ nhận thấy những đặc điểm cơ bản ở trong khối Ả Rập ở Trung Đông là:

a)     Sự phân chia giữa hai sắc tộc (hay giáo phái) Sunni và Shiites là nét cơ bản trong các quan hệ giữa các lực lượng và các quốc gia ở Trung Đông, và nó cũng giúp cho người ta có thể hiểu được những nét vị thế của các nước Ả Rập trong tình hình chính trị đầy những quan hệ căng thẳng ở Trung Đông.

b)     Dễ nhận thấy ngay rằng các gương mặt đỏ (quan hệ thù địch) chiếm đa số (86 trên 156 quan hệ, tức là hơn 55% trong các quan hệ), mặt xanh (quan hệ đồng minh) được 34, và mặt vàng (quan hệ phức tạp)  cũng đến 36. Điều này cho thấy vì sao mà tình hình Trung Đông lúc nào cũng bị căng thẳng.

c)      Lực lượng ISIS là lực lượng hoàn toàn không có bè bạn đồng minh (toàn mặt đỏ). Kế đến là Al-Qaida có đến 10 quan hệ thù địch và 2 quan hệ phức tạp và không có quan hệ đồng minh với ai.

d)     Israel cũng có nhiều quan hệ thù địch (8 mặt đỏ), 2 quan hệ phức tạpvà chỉ có hai quan hệ đồng minh bè bạn là Mỹ và Ai Cập.

e)     Iraq là quốc gia Ả Rập có nhiều quan hệ đồng minh bè bạn nhất: 6 mặt xanh.


Một vài nhận xét về các nhóm đồng minh


1)     Nhóm Iran – Syria – Hezbollah.

Iran là một trong 3 quốc gia ở Trung Đông có sắc tộc Shiites chiếm đa số (hai quốc gia còn lại là Iraq và Bahrein), và hơn từ hơn 3 thập niên gần đây luôn luôn có quan hệ đồng minh với Syria. Và Iran và Syria là hai quốc gia ủng hộ phong trào Shiites Hezbollah ở Lebanon, và lực lượng quân sự của phong trào Hezbollah hoạt động ở phía nam Lebanon với mục tiêu là tiêu diệt Israel. Trong cuộc “nội chiến” từ hơn 3 năm nay ở Syria thì chính Hezbollah lẫn Iran đều là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al Assad bằng cách viện trợ vũ khí và lính chiến đấu. Nhóm đồng minh tay ba này đối địch lại với đồng minh của Ai Cập, Ả Rập Saudi và Mỹ. (3 chọi 3).


2)     Nhóm Ai Cập – Ả Rập Saudi – Mỹ.

Ở Trung Đông, ngoài Israel ra thì Ả Rập Saudit và Ai Cập là 2 đồng minh quan trọng nhất của Mỹ. Cả hai quốc gia Ai Cập và Ả Rập Saudi đều có sắc tộc đa số là Sunni, dù rằng ngay trong giữa sắc tộc này cũng manh mún chia ra thành nhiều bộ lạc khác biệt nhau.
Ả Rập Saudi từ nhiều năm nay đang ở trong vị trí tranh đua với Iran để chiếm ngôi vị cường quốc trong khu vực Vịnh Ba Tư, và quan hệ đồng minh giữa Ả Rập Saudi và Mỹ trước đây là nhầm phục vụ mục tiêu cạnh tranh nói trên. Nhưng kể từ khi lên cầm quyền gần đây ở Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi đã thay đổi mục tiêu tiên quyết và hiện nay  là nhắm triệt tiêu lực lượng Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập (Muslim Brotherhood) vốn đã nắm chính quyền với Tổng thống Mohamed Morsi cho đến hè năm rồi. Và cũng chính vì thế mà trong thời gian gần đây chính phủ Ai Cập của tướng Abdel Fattah al-Sisi đã cực lực phản đối Hamas – vốn là nhánh Palesatine của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo – Và cũng chính vì thế mà tuần vừa rồi Hamas rất “nghi ngờ” để có thể chấp nhận đề nghị của Ai Cập nhằm ngưng chiến trong cuộc chiến giữa Hamas và Israel hiện nay.


3)     Iraq – Iran

Cả hai quốc gia này đều có đa số là sắc tộc Shiites, dù rằng trên “lý thuyết” thì Iraq là đồng minh của Mỹ sau khi chế độ của Saddam Hussein bị lật đỗ. Về tương quan lực lượng thì Iran mạnh hơn Iraq và có khả năng chi phối mạnh mẽ tình hình chính trị nội bộ của Iraq. Cả Iran lẫn Iraq đều chống lại lực lượng ISIS, nhưng so với Iran thì Iraq lại có một vị trí “không mấy rõ ràng” với chính quyền của Syria (lý do là bởi vì Iraq là đồng minh của Mỹ).


4)     Hamas và Chính quyền Quốc gia Palestine (Palestinian National Authority).

Kể từ năm 2007 khu vực dải Gaza (Gaza Strip) nằm dưới quyền kiểm soat của Hamas, trong khi Lực lượng Giải phóng Palestine (OLP) thì nắm khu vực Cisgiordania. Trên thực tế thì Chính quyền Quốc Gia Palestine do tỏ chức OLP kiểm soát ... và trong những năm gần đây có vị trí khá ôn hòa hơn so với Hamas.
Trong khi Chính quyền Palestine, được sự ủng hộ của Ai Cập và của nhiều nước trong Liên đoàn Ả Rập (Arab League), với hy vọng trong tương lại sẽ kiểm soát lại được dải Gaza, thì Hamas lại được Iran ủng hộ (dù rằng gần đây thì quốc gia ủng hộ Hamas nhiều nhất là Qatar).


5)     ISIS

ISIS, có nghĩa là Nhà nước Hồi Giáo của Iraq và vùng Cận Đông (Islamic State of Iraq and al-Sham), hiện nay là lực lượng bị thù ghét nhiều nhất ở Trung Đông (không có một quan hệ đồng minh hay bè bạn với bất cứ ai). Đây là một phong trào cực đoan của sắc tộc Sunni, và cũng là kình địch của cả nhóm al Qaida mà chính ISIS đã tách ra từ đầu năm. Hiện nay ISIS đang kiểm soát vùng nằm giữa Syria và Iraq, do đó cũng là kẻ thù của nhà nước Iraq lẫn các lực lượng phiến loạn ở Syria và cũng có phần thù địch với chính quyền của Bashar al Assad.


6)     Shiites – Sunni

Đây là hai “giáo phái” chính của Hồi Giáo.  Hai giáo phái này bắt đầu được đẻ ra kể từ khi vị tổ sáng lập Hồi giáo Maometto qua đời năm 632, nhưng về mặt chính trị thì hai giáo phái này bắt đầu quan hệ thù địch nhau kể từ năm 1979, tức là năm có cuộc cách mạng khomeinista ở Iran từ đó nhóm tu sĩ Hồi giáo Shiites bắt đầu lên cầm quyền.
Nhưng giữa Shiites và Sunni cũng có những chia rẽ và đồng minh “hàng ngang”: thí dụ như Iran (Shiites) lại đồng minh với Hamas (Sunni); Ả Rập Saudi (Sunni) thì lại cạnh ranh với Qatar (cũng Sunni).

Roma, 28/07/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét