30 tháng 6, 2014

Berlusconi và cuộc đấu tranh của giới đồng tính ở Ý.



Hôm nay các mạng truyền thông Ý đưa tin tít lớn sự kiện Berlusconi đã tuyên bố chính thức ủng hộ cuộc tranh đấu đòi quyền tự do bình đẳng xã hội của những người đồng tính (gay), và khẳng định rằng đấy là một cuộc đấu tranh của một quốc gia hiện đại và dân chủ.

Người ta chắc không quên những tuyên bố nhạo báng hay đả kích giới đồng tính của Berlusconi trong quá khứ.

Nhưng bổng dưng hôm nay Berlusconi đã quyết định thay đổi "tư duy" một cách cội rễ như thế trước một vấn đề tế nhị và vẫn còn nhiều tranh cãi ở một quốc gia như Ý, vốn có Tòa Thánh nằm sừng sững bên kia bờ sông Tevere ... thì cũng là điều đáng ... suy nghĩ.

Một trong những nguyên nhân mà các nhà bình luận đưa ra là đây cũng vẫn là một cách mà xưa nay Berlusconi vẫn áp dụng mỗi khi bị đe dọa là sẽ bị công luận bỏ quên, hoặc bị đe dọa mất "vị trí" hàng đầu trên các mạng truyền thông: trong thời gian gần đây, phần thì bị Matteo Renzi "cướp mất" sân khấu chính trị, phần tình hình nội bộ của phe cánh lực lượng của Berlusconi đang nằm trong tình trạng khủng hoảng rối loạn khủng khiếp ... với những căng thẳng đấu đá nội bộ không khoang nhượng ... Và nhất là kết quả bầu cử Quốc hội Châu Âu hôm 25/05 vừa qua đã đẩy lực lượng của Berlusconi ra khỏi "ánh đèn sân khấu", với kết quả đứng hàng thứ ba, sau cả Phong trào 5 sao. Trước đe dọa bị "xóa sổ" thì Berlusconi bắt đầu đưa ra những tuyên bố "khủng" để hút sự chú ý của công luận: bằng chứng là hôm nay các phương tiện truyền thông đều đăng tít lớn về tuyên bố nói trên của Berluconi sau mấy tuần lễ liền không có một tin, một ảnh về Berlusconi .. như thời huy hoàng vàng son mấy năm trước.

Cũng có thể hiểu rằng Berlusconi với tuyên bố nói trên cũng đang tìm cách vớt vát được sự thoái trào cử tri .... bởi vì con số thành viên trong cộng đồng đồng tính tuy không đông lắm, nhưng sự đấu tranh chống phân biệt đối xử trong xã hội của giới đồng tính đang lần lần trở nên một một cuộc đấu tranh mang tính dân chủ xã hội với sự tham gia của đông đảo những cử tri tiến bộ dân chủ và nhiều lực lượng chính trị đã công khai ủng hộ cuộc đấu tranh của giới đồng tính.

Nói chung là dưới cặp mắt của một con buôn tổ sư trong nghề rao hàng (marketing) thì Berlusconi có thể xem “đồng tính” như là một “thương hiệu” không hơn không kém mà hắn có thể “rao bán” được để trục lợi riêng tư.

Nhưng có một điều mà báo chí không nói đến, nhưng đó là cốt lõi của sự kiện: ở Roma có Vatican, và đời sống chính trị ở Ý xưa nay lúc nào cũng ít nhiều, gián tiếp hay trực tiếp, chịu sự chi phối ảnh hưởng đến từ Tòa Thánh. Và nhất là những lực lượng hữu khuynh như đảng của Berlusconi vốn xưa nay vẫn luôn luôn "chú ý" đến "hơi thở" của Vatican. Và ai cũng biết là người có vai trò "quân sư quạt mo" cho Berlusconi (thực sự là đạo diễn của hai thập niên chính trị của Berlusconi) chính là Gianni Letta (bác của Enrico Letta), và cũng là người có quan hệ cực kỳ mật thiết với Vatican xuyên qua quan hệ cực thân với cựu Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone.

 Gianni Letta và Tarcisio Bertone thời huy hoàng của cả hai !!!


Và khi Berlusconi đã quyết định "ủng hộ" cuộc đấu tranh của giới đồng tính .... thì cũng có nghĩa là quan hệ giữa Berlusconi và Vatican đã ... rơi và giai đoạn .... "cơm không lành canh không ngọt": Bertone đã bị Đức Giáo Hoàng Francesco cho "về vườn". Gianni Letta từ mấy tháng nay đã không còn thấy hiện diện trong các buổi họp cơ mật của “cái vòng mầu nhiệm” (cerchio magico, tức là nhóm quần thần chóp bu gần gủi với Berlusconi).

Tất cả các cây cầu nối Berlusconi với Vatican .... xem ra đã bị đánh sập hết rồi. Và tuyên bố ủng hộ giới đồng tính .... đã khẳng định điều trên.

Roma, 30/06/2014



23 tháng 6, 2014

Kiev, Baghdad và biển Đông.



Thế giới hiện nay có 3 cuộc khủng hoảng đáng ngại trong đó cả 3 siêu cường thế giới hiện nay đều “có mặt” trong các cuộc khủng hoảng nói trên.

Đầu tiên là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và ở đấy Nga đang chủ động chơi “ván bài” quyết định cho chiến lược lâu dài của Nga trong những thập niên sắp tới với mục tiêu khôi phục lại vị thế một thời của Liên Xô.

Kế đến là cuộc khủng hoảng trên biển Đông do quyết định của Trung Quốc ngang nhiên đem giàn khoang HD-981 vào lãnh hải của Việt Nam ... để thử nghiệm tất cả các “đối tác” trong vùng và các siêu cường khác ... trước khi bước thêm bước thêm những bước khác trong quá trình làm chủ biển Đông vốn nằm trong sách lược “trổi dậy” của Trung Quốc.

Và sau cùng là cuộc khủng hoảng ở Iraq, nơi mà cách đây 3 năm Obama đã hồ hởi tuyên bố “Mỹ kết thúc” cuộc chiến tranh ở Iraq và “hùng hồn” khẳng định rằng quân đội Iraq, vốn đã được huấn luyện và trang bị tận răng, sẽ có khả năng gìn giữ ổn định và bảo vệ Iraq, để rồi bây giờ Mỹ đang phải sống lại những giây phút bi thảm như đã phải trải nghiệm trong cơn ác mộng của 39 năm về trước ở Sài Gòn: đạo quân thánh chiến Hồi giáo của ISIS (Islamic State in Iraq and Syria or Islamic State in Iraq and al-Sham) đang chuẩn bị chiếm thủ đô Baghdad ... và Mỹ chỉ còn biết ngồi bất động ... và thậm chí trong chờ vào một sự “hợp tác” với “kẻ thù truyền kiếp” là Iran ... với hy vọng cứu vãn được tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. (Iran vốn là quốc gia có đa số sắc tộc Shia tuyên bố sẳn sàng can thiệp quân sự vào Iraq để ngăn chận lực lượng ISIS vốn thuộc sắc tộc Sunni)

Báo chí và công luận Việt Nam (lẽ đương nhiên) đang đặt chú ý vào vấn đề biển Đông ... và trong thâm tâm người Việt cho rằng vấn đề biển Đông sẽ là trọng tâm của sân khấu chính trị quốc tế trong thời điểm này. Nhưng thực ra, so sánh giữa 3 cuộc khủng hoảng nói trên thì chính cuộc khủng hoảng ở biển Đông là cuộc khủng hoảng “bé” nhất, có tầm ảnh hưởng giới hạn nhất đối với thế giới nói chung, đối với hai siêu cường Nga và Mỹ nói riêng .... và chỉ có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với Trung Quốc (và đương nhiên là với Việt Nam vì Việt Nam đang là “con vật thí nghiệm” của chính sách “thử lửa nắn gân” của Trung Quốc hiện nay).

Lý do rất đơn giản: Iraq hiện nay cung ứng khoảng 15% tổng sản lượng dầu hỏa do OPEC sản xuất. Một cuộc chiến tranh xẩy ra ở Iraq giữa hai “nhánh” Hồi giáo Shia và Sunni sẽ làm giảm nguồn cung cấp năng lượng cho thế giới (nhất là cho Trung Quốc) tạo ra những hệ lụy về kinh tế thương mãi toàn cầu ... và làm cho vị trí “sen đầm” của Mỹ ở Trung Đông càng thêm lung lay..

Còn khủng hoảng ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng kiểu “cháy nhà” ngay bên hàng xóm của Châu Âu, tức là một cuộc khủng hoảng nếu vuột khỏi sự kiểm soát có thể lây lan sang các nước khác trong vùng Baltic .. và sau đó là cháy sang tận các nước Tây Âu. Vã lại, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có một hệ lụy rất trực tiếp đến Châu Âu, đó là vấn đề khí đốt. Hiện nay Nga cung cấp khoảng 25% yêu cầu khí đốt của Châu Âu và hầu như toàn bộ lượng khí đốt này đều chạy ngang qua lãnh thổ của Ukraine. Bất cứ một “căng thẳng” nào giữa Nga và Ukraine sẽ khiến Nga cắt khí đốt chạy sang Ukraine ... và dĩ nhiên là Châu Âu sẽ “lãnh đủ”.

Trong khi đó, bình tâm nhìn kỹ thì thấy biển Đông ... dù có “dậy sóng” đến bao nhiêu ... thì trước mắt cũng chẳng gây một ảnh hưởng trực tiếp nào về mặt kinh tế thương mãi cho Tây Âu và cho Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Âu cũng chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với số lượng hàng nhập từ các quốc gia Châu Á khác, nhất là so với Trung Quốc. Biết rằng chính sách hiện nay của Trung Quốc là “bành trướng” và trước nhất là phải “nuốt trọn” cái biển Đông: vừa để chủ động kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch cho nền kinh tế của Trung Quốc, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng cho chính Trung Quốc, vừa có khả năng “hất” được Mỹ ra khỏi vùng biển này .... Bởi thế cho nên mấy năm trước đây (trước khi nổ ra khủng hoảng ở Syria và trước khi Nga bắt đầu chính sách “khôi phục” lại vị thế của Liên Xô một thời) Obama đã tuyên bố một cách hoành tráng chiến lược “chuyển đổi tâm điểm của chính sách ngoại giao Mỹ sang Châu Á (Pivot to Asia) ... tức là giảm bớt áp lực quân sự của Mỹ ở Châu Âu và chuyển trọng tâm sang Châu Á với mục tiêu  kiềm chế Trung Quốc.

Nhưng chỉ trong vòng có mấy năm, cục diện thế giới thay đổi với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, rồi khủng hoảng ở Syria ... lây lan sang Iraq ... đang làm Mỹ phải (dù không chính thức tuyên bố) ... “Pivot to .... West again”.

Trung Quốc chắc chắn là ý thức rất rõ thế bí hiện nay của Mỹ (bị cầm chân ở Châu Âu và bị động ở Trung Đông), và cũng biết là Nga đang tìm kiếm đồng minh trong vụ Ukraine ... nên cả Mỹ lẫn Nga sẽ không dại gì mở thêm một mặt trận với Trung Quốc ở biển Đông.

Đối với Trung Quốc, hiện nay thế cờ quốc tế với các cuộc khủng hoảng nói trên đang tạo ra thòi cơ lớn cho Trung Quốc: “một mình một chợ” trên biển Đông để có thể mở các hoạt động bành trướng trong khu vực và lấn át Việt Nam (vốn hiện nay khá bị “cô đơn” về ngoại giao ngay cả trong vùng) mà không lo ngại Mỹ hay Nga trực tiếp “can thiệp”.

Bằng cớ là cho đến nay cả Mỹ lẫn Châu Âu cũng chỉ có những tuyên bố “quan ngại” về những căng thẳng ở biển Đông, và cũng chỉ giới hạn ở chổ “mong muốn các bên” sớm tìm ra giải pháp trong hòa bình ... “Các bên ...” chứ cũng chẳng dám nêu đích danh tên cúng cơm Trung Quốc !!!

Còn Nga ? Nga thì một tay ký kết hợp đồng giá trị 400 tỉ đô-la để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm (như vậy là Nga đã tìm được khách hàng mới để thay thế khách hàng Châu Âu trong trường hợp bị trừng phạt cấm vận lâu dài vì vấn đề Ukraine), tay kia ký kết hợp đồng kếch xù bán tàu lặn và vũ khí cho Việt Nam. Nga đang ở thế “ngư ông đắc lợi” trong cuộc tranh chấp ở biển Đông. 

Roma, 23/06/2014

12 tháng 6, 2014

Trung Quốc gởi cáo bạch đến Liên Hiệp Quốc



Theo tin của BBC trên trang web của chương trình Việt ngữ thì hôm thứ hai 09/06/2014 vừa qua Trung Quốc đã gởi văn kiện về tranh cãi với Việt Nam trong vụ việc giàn khoan HD-981 đến Liên Hiệp Quốc với nội dung Trung Quốc “bày tỏ lập trường” của họ về hoạt động “hợp pháp” của giàn khoang. Văn kiện trên đã được Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Minh gởi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-moon hôm 09/06/2014 và Trung Quốc đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc cho phát tán văn kiện này đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.


Theo tin của hảng thông tấn AP thì AP đã tìm cách gọi điện thoại cho phái bộ Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc và cho phát ngôn viên của phái bộ Việt Nam để hỏi về phản ứng từ phía Việt Nam, nhưng không có ai trả lời điện thoại !!!

Theo tin từ Vietnam+ thì phía Việt Nam đã thẳng thừng bác bỏ luận điệu nói trên của Trung Quốc vì Trung Quốc vẫn tiếp tục bịa đặt, vu khống Việt Nam.


Theo bài báo của Vietnam+ ngày 11/06/2014 thì nội dung của bài viết đăng trên website của Bộ Ngoại giao và “bức thư trình bày quan điểm” của Trung Quốc gởi cho Liên Hiệp Quốc về cơ bản là giống nhau, vẫn một luận điệu vu khống, bịa đặt trắng trợn, tố cáo Việt Nam.


“Bức thư trình bày quan điểm” của Trung Quốc, còn được gọi là “cáo bạch” đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được đăng tải trên trang web của Viêt Studies

http://www.viet-studies.info/kinhte/KhieuKhichCuaVN_BNGTQ.htm

(có thể tìm nguyên bản tiếng Anh của bản cáo bạch ở trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1163264.shtml  )

Điều quan trọng là trong bản cáo bạch nói trên, Trung quốc có dẫn thêm 5 phụ lục, trong đó phụ lục số 3 dẫn công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958, và về giá trị pháp lý của công hàm này thì phía Việt Nam cũng đã nhiều lần phủ định.

Đáng chú ý là phụ lục số 4 và số 5.

Phụ lục số 4 là bản chụp lại trang về Philippenes, Mã Lai, Indonesia và Singapore của quyển bản đồ thế giới của Cục Khảo sát và Bản Đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam xuất bản vào tháng 5/1972 trong đó có tên Tây Sa và Nam Sa, thay vì phải viết là Hoàng Sa và Trường Sa.

 Phụ lục số 4 của "cáo bạch" của Trung Quốc gởi Liên Hiệp Quốc hôm 09/06/2014


Phụ lục số 5 là bản chụp lại của bài học mang tên “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” của sách giáo khoa địa lý lớp 9 do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 trong đó lại nói đến tên Tây Sa và Nam Sa thay vì Hoàng Sa và Trường Sa.



 Phụ lục số 5 của "cáo bạch" của Trung Quốc gởi Liên Hiệp Quốc hôm 09/06/2014



Rất tiếc là các phản biện từ phía Việt Nam cho đến nay, thí dụ như trong bài báo của Vietnam+ nói trên, vẫn chỉ giới hạn là tố cáo Trung Quốc vu khống trắn trợn, vi phạm các điều luật biển quốc tế … nhưng không hề đả động gì đến công hàm của Thủ tướng Phạm Văn đồng, về các bản đồ và sách giáo khoa địa lý mà Trung Quốc đã cho vào phần phụ lục của bản “cáo bạch” gởi cho Liên Hiệp Quốc.

Roma, 12/06/2014

Đàn sếu.



Có khi nào các bạn nhìn thấy những bầy chim sếu đầu đỏ (sarus crane) bay từng đàn di chuyển từ vùng này qua vùng khác cách nhau cả hàng ngàn cây số ? Điểm đặc biệt là các đàn chim này lúc bay đều bay theo đội hình có hình chữ V. Chữ V như “Victory”, như muốn nói lên cái ý chí “chiến thắng” để thành công đi đến đích trong cuộc hành trình bay liên tục không ngưng nghĩ dài cả ngàn cây số.

Dĩ nhiên là mấy con chim sếu này không biết chữ, lại càng không biết đội hình bay là chữ V. Nhưng thiên nhiên bẩm sinh đã dạy các con chim sếu một quy luật vật lý quan trọng: dựa vào nhau để tránh tối đa lực cản của không khí và tận dụng sức hút của nhau trong khi bay, con sau bay sát theo con trước để vừa tránh lực cản của không khí và để tận dụng sức hút của khoảng không do con chim bay trước để lại. (Đây cũng là một thủ thuật mà các tay đua xe hơi vẫn dùng để qua mặt nhau, xe sau chạy bám sát đuôi xe trước để tận dụng sức hút .... rồi bất ngờ bẻ lái vượt qua mặt xe trước).


Đội hình chữ V của đàn sếu


Thiên nhiên đã dạy cho loài chim biết đoàn kết để tận dụng tối đa nội lực của bầy. Con chim đầu đàn (mũi nhọn chữ V) là con chim khỏe nhất lúc đó, có khả năng định hướng để dẫn cả bầy đi đến đích và không lệch mục tiêu: dựa vào các yếu tố chung quanh, dãy núi, cánh đồng, thành phố, dòng sông, bờ biển ... để tìm đường bay cho chuyến bay hàng ngàn cây số.

Nhờ bay theo chữ V chim sau vừa theo đuôi chim trước vừa tránh được lực cản của gió và vừa lấy được sút hút của con chim trước. Con chim đầu đàn khi mỏi cánh thì lùi lại để con khác tiến lên thay thế mình tiếp tục dẫn bầy không lạc hướng. Cứ thế các con chim luân phiên thay đổi vai trò “lãnh đạo” để cả bầy không mõi mệt và không bị lệch hướng.

Đoàn kết và biết thay thế nhau khi cần thiết. Các con chim sến bẩm sinh biết sức mạnh của sự đoàn kết.

Nếu mỗi con chim tự mình bay đơn độc thì chẳng con nào vượt nỗi hết cả ngàn cây số để đi đến đích.

Cũng có những trường hợp con chim đầu đàn đã mỏi mệt mất định hướng nhưung không chịu lùi lại để con khác lên thay ... để rồi lạc đường khiến cả đàn chim trệch hướng mỏi mệt và lao đầu xuống biển mất xác.

Đó là trường hợp thảm họa của bầy chim khi con chim đầu đàn vẫn khư khư không chịu nhường bước dù đã không còn khả năng hướng dẫn bầy chim !!!

Đó là chuyện loài chim ....

Roma, 12/06/2014
 


Tình hình khẩn cấp của đất nước ...



Xin được truyền bá Thư ngỏ về tình hình khấn cấp của đất nước” do một số nhấn sĩ trí thức trong nước phát động và được đăng tải ở  trạm Bauxit Việt Nam, với hy vọng được sự ủng hộ tham gia của đông đảo bè bạn.

Để tham gia ký tên vào thư ngỏ chỉ cần gởi một email về địa chỉ thungovn2014@gmail.com
trong đó ghi: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú.

Thành thật cám ơn.
Huê Đăng.

12/06/2014




Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.

Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.

Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.

Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định “Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.

Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.

Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!

Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!

Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.

Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia.


Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com



Những người ký tên đầu tiên
1. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp
2. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
3. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
4. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
5. J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
6. Dương Tường, nhà thơ - dịch giả, Hà Nội
7. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
8. Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
9. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
10. Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
11. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
12. Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, TP HCM
13. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
14. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn hóa, TP HCM
16. Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
17. Nguyễn Minh Tịnh, Australia
18. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
19. Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
20. Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
21. Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
22. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
23. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
24. Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
25. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
26. Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
27. Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, Hà Nội
28. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
29. Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
30. Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
31. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
32. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
33. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
34. Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
35.  André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
36. Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lang Bian, Đà Lạt
37. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
38. Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
39. Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
40. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, Hội An
41. Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
42. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
43. Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
44. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn, TP HCM
45. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
46. Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
47. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
48. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
49. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
50. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
51. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
52. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
53. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
54. La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
55. Ngô Minh, nhà thơ, Huế
56. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
57. GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
58. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
59. Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
60. Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
61. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
62. Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
63. Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP HCM
64. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
65. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
66. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
67. Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển nông thôn, TP HCM
68. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
69. Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
70. Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
71. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
72. Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
73. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
74. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
75. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
76. Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa - Vũng Tàu
77. Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP HCM
78. Nguyễn Công Hê, TP HCM
79. Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
80. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
81. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
82. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
83. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
84. Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
85. Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
86. Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
87. Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
88. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
89. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
90. Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Australia
91. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục - Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
92. Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
93. Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
94. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
95. Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà Nội
96. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
97. Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
98. Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
99. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
100.Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
101.Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
102.Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
103.Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hà Nội
104.Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
105.Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
106.Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
107.Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu, TP HCM
108.Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
109.Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
110.Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
111.Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội Sài Gòn, TP HCM
112.Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
113.Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
114. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức, TP HCM
115. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội