29 tháng 8, 2014

SMUPID



Nguyên tác bài này mang tên "SMUPID" của Giovanni De Mauro, đăng trên website của đặc san "Internazionale" 

Smupid, từ vựng mới này do nhà văn Douglas Coupland chế ra để đánh giá rằng thiên hạ hôm nay vừa “smart” mà cũng vừa “stupid” (vừa thông minh vừa ngu đần). Trong những năm gần đây đã có hàng tá sách viết về hiện tượng Internet đang làm thay đổi đời sống của nhân loại. Một trong những quyển sách cuối là quyển “The end of absence”, “Không còn vắng mặt”, của nhà báo Canada, Michael Harris.

Harris bắt đầu câu chuyện bằng cách nhắc đến định luật đầu tiên của Kranzberg, do chính nhà sử học Mỹ Melvin Kranzberg đưa ra: “Công nghệ tự nó chẳng tốt mà cũng chẳng xấu, nhưng công nghệ cũng không hẳn là trung lập”. Bắt đầu từ định luật kể trên, Harris bắt đầu tập trung vào một nhận xét: “chẳng bao lâu nữa sẽ chẳng ai còn nhớ thế nào là đời sống của thời tiền Internet”.

“Nếu bạn sinh ra trước năm 1985, thì chắc bạn có thể biết thế nào là cuộc sống khi chưa có và sau khi có Internet. Bạn đã có cơ hội để trải nghiệm từ thời “tiền” đến thời “hậu” Internet (còn nếu bạn sinh sau đẻ muộn, thì bạn đã không có cơ hội để nhận thức được thế giới thời “tiền” Internet). Những ai thuộc vào thế hệ “nữa trước nữa sau”, một chân thì đã nhúng vào đại dương kỹ thuật số (digital ocean) … còn chân kia thì vẫn đặt trên bờ, thường sống trong một cảm giác khoắc khoải để tìm cách thích nghi theo cái mới. Những người đó là những “dân nhập cư thời kỹ thuật số”, và cũng như những dân nhập cư khác, thường thì những người này không cảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu của thế giới mới. Nói cho đúng ra thì ngay cả cái từ vựng “dân nhập cư thời kỹ thuật số” (digital immigrants)  cũng không chỉnh cho lắm: thông thường thì những người nhập cư tìm cách nhập quốc tịch mới, hoặc nếu không thì phải bỏ trốn để thoát khỏi những tệ nạn ngược đãi bức hại. Còn những người thuộc “dân nhập cư thời kỹ thuật số” thì lại vẫn muốn tiếp tục giữ chân lại trên quê hương của thời niên thiếu.




Thế rồi thời cuộc xoay vần .... đến một lúc nào đó thì người ta lại ngộ ra được rằng những “dân nhập cư thời kỹ thuật số” là những người sống trong một điều kiện ưu đãi đặc biệt. Nếu những “dân nhập cư thời kỹ thuật số” là những người duy nhất đã có những trải nghiệm về một đời sống trước khi Internet ra đời ... thì họ cũng chính là những người duy nhất nói được cả hai thứ tiếng. Họ là những người dịch giả duy nhất có khả năng “chuyển ngử” của thời “tiền” sang thời “hậu” Internet.

Trong khi đó con cái của những “dân nhập cư” nói trên không có khả năng cảm nhận được những thay đổi của cuộc sống “trực tuyến”, cũng như chúng ta đã không hình dung ra được những thay đổi trong cuộc sống sau khi Gutenberg phát minh ra chữ in thời thế kỷ XV.

Lịch sử nhân loại đã có những phát minh ... không phải chỉ đơn thuần là cải tiến ... mà nó còn làm đảo lộn cả cuộc sống. Nhng phát minh to lớn ấy nó được hòa tan vào bầu khí quyển của cuộc sống của con người. Và khi nó đã hòa tan vào khí quyển ... thì dễ mấy ai nhận ra được những thay đổi đó ?

Roma, 29/08/2014

chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét