6 tháng 10, 2015

Khi “thượng đế” liếm !!!



Bài này nguyên tác mang tên “La lezione cinese per Mr. Facebook (Bài học Trung Quốc dành cho Mr. Facebook) của Giampaolo Visetti đặc phái viên thường trú của “la Repubblica” ở Bắc Kinh, đăng trên tờ báo mạng “la Repubblica SERA” del 06/10/2015)




Chủ tịch Tập Cận Bình đã “tặng” cho người sáng lập mạng xã hội Facebook, anh chàng Mỹ Marc Zuckerberg một bài học “để đời”: cần phải biết phân biệt áp-phe làm ăn với tình yêu. Bài học diễn ra ngay ở Nhà Trắng, biểu tượng của nước Mỹ, trước mặt của Tổng thống Obama và của đệ nhất phu nhân Michelle cùng một số “thượng đế” có máu mặt trong làng doanh nghiệp Mỹ. Chuyện xảy ra nhân dịp Tập công du sang Mỹ (24-27/09/2015) và trong dịp đó Obama đã tổ chức chiêu đãi, và đã được “một vài người” có mặt hôm đó kể lại với báo chí. Câu chuyện “bài học” này hiện đang được truyền miệng khắp nơi và đang được chính quyền Bắc Kinh “tận dụng” để tuyên truyền “tính ưu việt của nền văn minh cổ Châu Á so với nền văn minh còn non nớt của nước cờ hoa”.

Sự tình câu chuyện là thế này: (những người kể lại với báo chí xin được dấu tên), khi bữa tiệc gần tàn thì Marc Zuckerberg đã đứng lên xin được phát biểu, và quay sang vị thượng khách, Marc cầu xin Tập “gợi ý” một cái tên Trung Quốc để đặt cho con gái mà vợ của Marc, một người đàn bà Trung Quốc mang tên Priscilla Chan, đang sắp sửa cho chào đời.

 Marc Zuckerberg và bà vợ Trung Quốc Priscilla Chan

Mister Facebook, 31 tuổi, nói được tiếng Quan thoại, nhắc lại những kỷ niệm khi ở Trung Quốc hắn ở nhờ nhà của những người họ hàng bên vợ, và hắn tuyên bố là rất lấy làm hảnh diện nếu Chủ tịch Tập tìm cho một cái tên Trung Quốc cho con gái của hắn. Tập Cận Bình cười một cách hơi lúng túng vị bị bất ngờ, nhưng câu trả lời của hắn cũng rất “bén”: “Không, hắn nói một cách lịch sự, đặt tên cho một người là chuyện rất quan trọng, đòi hỏi quá nhiều trách nhiệm nên không thể khơi khơi ứng khẩu được.” Những người kể chuyện nói là bàn tiệc ở Nhà Trắng lúc ấy, đầy mặt bá quan văn võ, chẳng hạn như “thượng đế” của Apple, của Microsoft, của Amazon …. bỗng dưng bị một sự im lặng ngột ngạt bao trùm. Chỉ mới có mấy phút trước đó, Chủ tịch của Facebook, với trong tay một tài sản có trị giá 9,4 tỉ đô-la, đã hồ hởi tuyên bố rằng … “hội kiến được với Tập Cận Bình là một “cái mốc quan trọng trong cuộc đời của tôi". (Marc dùng từ milestone – tảng đá ngàn năm).

Lời lẽ tu từ xu nịnh quá trớn của Marc Zuckerberg đối với Tập Cận Bình ... thực ra thì chỉ nhằm vuốt ve để (hy vọng) “tháo gỡ” những khó khăn trong áp phe của Facebook ở Trung Quốc. Kể từ năm 2009 mạng Facebook  bị “ngăn sông cấm chợ” ở Trung Quốc (bị tường lửa kiểm duyệt của Bắc Kinh chận) vì Facebook bị lên án là đã có những hành vi “ủng hộ” những cuộc chống đối chính quyền Trung Quốc trong cao trào của những cuộc nổi dậy ở các nước Ả Rập (mùa xuân Ả Rập). Và tình trạng “ngăn sông cấm chợ” hiện nay đã khiến Zuckerberg không “vói tới” được hơn 600 triệu “người tiêu dùng Facebook” (tức là mất hàng tỉ đô-la thu về từ các dịch vụ quảng cáo ăn theo).

Khi Tập nói “trách nhiệm” (trong câu trả lời với Marc), Tập đã muốn nhắn hai thông điệp đến vị “thượng đế” tuổi trẻ tài cao Mỹ: đời sống riêng tư cần phải được đặt trên luôn cả tiền bạc sang giàu, và không nên lợi dụng tình yêu để làm áp phe. Nhưng đồng lúc Tập cũng đã “tin tiễn” sang Tây phương rằng Trung Quốc lúc nào cũng vẫn muốn thực thi đứng đắn các luật lệ, dù đó là những luật lệ thiếu dân chủ, của nhà nước Trung Quốc.

Thế là cả bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang ra rả “tụng” rằng việc đặt tên là chuyện quan trọng, cực kỳ quan trọng vì nó hàm chứa những yếu tố văn hoá văn chương, nó biểu tượng cho dòng dỏi của người đó (họ tên),và nó cũng có thể tác động một cách quyết định lên cuộc đời của người mang tên đó. Không bao giờ một người Trung Quốc dám đường đột hỏi một người khác gợi ý công khai tên để đặt cho con cái của mình.

Cử chỉ “mơn trớn vuốt ve” của anh chàng Zuckerberg, có thể xuất phát từ một mối “thiện cảm cá nhân” nào đó đới với Tập ... nhưng rồi trở thành “gậy ông đâp lưng ông” ... và có thể sẽ làm “thiệt hại” dăm ba tỉ đô-la cho Marc.

Bài học của Tập là: thứ nhất, đừng trộn lộn nhầm lẫn áp-phe với cuộc sống riêng tư; thứ hai là một sự thống trị (egemonia – tức ám chỉ Mỹ) sẽ không bao giờ tiêu diệt được một nền văn minh (ám chỉ Trung Quốc).

Bài học của Tập là nhắm vào “nền tư bản Mỹ”: nhưng Chủ tịch Đại Hán, khi cố tình làm nhục Facebook, biểu tượng của các mạng xã hội, cũng muốn “tin tiễn” tới những thành phần đang chỉ biết đến tiêu thụ (neo-consumismo) đang bắt đầu nở rộ ở Trung Quốc.

Roma 06/10/2015

 chuyển ngữ


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét