6 tháng 4, 2013

Đám 5 sao và con vịt xấu xí

Nguyên tác bài viết với tựa đề "Il grillo e l'anatrocolo" là của một thanh niên thế hệ hai của công đồng người Việt chúng ta.

Bài viết thể hiện những nét suy nghĩ, những lo âu dằng vật của một thanh niên trước sân khấu hài của nước Ý.

Bài đã được đăng trên FB của tác giả và trên trang web AgoraVox.

http://www.facebook.com/stefano.dinh/posts/10151509356544909




(Huê Đăng chuyển ngữ.)



Có người bảo buổi hội kiến có “trực tiếp truyền hình” giữa Bersani và cặp Crimi-Lombardi thực ra chỉ là một màn kịch, một dạng phim truyện nhiều tập trên tivi, để thỏa mãn thị hiếu của khán giả màn ảnh nhỏ. Nhưng tôi thì ngược lại, tôi cảm nhận cả một bi kịch của một con người. Nếu tôi là người đó, tôi sẽ tự hỏi: “Vì cớ chi mà mình phải ngồi đây chịu trận ?”. Một con người hoàn toàn tuyệt vọng. Thiệt tình mà nói, chỉ còn thiếu cảnh y phải quỳ gối van xin: “Mấy em ơi, qua van xin các em mà, khốn khổ cho qua !”. Nhìn cảnh đó mà tôi nghe tim thắt lại: cứ như xem cảnh con nai mẹ của Bambi bị bắn, hay nhớ lại cảnh trong phim hoạt họa khi con vịt con xấu xí bị bỏ rơi.

Mẹ tôi kể rằng lúc nhỏ từ trường về đến nhà lúc nào tôi cũng nước mắt nước mũi đến bên mẹ khóc lóc để cầu xin mẹ đng bao giờ bỏ tôi bơ vơ ... và mẹ đừng bao giờ chết ... và đêm đêm tôi hay giựt mình thức giấc sau những cơn ác mộng và lò dò leo lên giường của bố mẹ. Nhưng may thay, hôm xem “trực tiếp tuyền hình” nói trên thì lần đó tôi cầm được nước mắt. Chắc là tôi đang bắt đầu trở thành một “anh đực rựa”, nhưng thực tình tôi vẫn thấy mình như một thằng bé con thuở nào ngồi xem phim hoạt họa và vẫn đứng về phe của “nó”: của con vịt xấu xí. Trong khi Lombardi ngồi nhắc đi nhắc lại 2 thập niên phá sản của giai cấp chính trị bị sói mòn, gương mặt của Bersani hiện lên nét nhẫn nhục như muốn nói rằng: “Các em ơi, các em đang cứ như tông vào một cái cửa bỏ ngỏ. Bản thân qua đây cũng đâu có ưa chi mấy tay như D’Alema. Thiên thần thánh địa ơi, nào có phải qua với mấy em ngồi đây để bàn tính chuyện đem chó dữ bỏ rơi trên cầu xa lộ đâu !”

Vị thế cứng rắn của đám 5 sao, trên thực tế, đã đóng cửa tất cả các khả năng đàm phán hiệp thương. Chính trị Ý đang từ sân khấu hí trường đã chuyển sang hôn mê không lối thoát: 5 sao không tin tưởng PD, PD không tin tưởng 5 sao. Chỉ còn có mỗi Berlusconi là thằng duy nhất đòi “nối vòng tay lớn” và kêu gọi mọi người ai nấy cũng phải lấy trách nhiệm. Vừa ăn cướp vừa đánh trống là thế !

Mà cái trò hề bỉ ổi ấy của Berlusconi … đến thằng mù cũng thấy … và Bersani nào có ngu dại mà đưa cổ vào tròng. Tận cùng tuyệt vọng, Bersani cũng liều gõ cửa đám Lega Nord. Đám này thì không ái lắm cái kịch bản đi bầu lại … và vẫn còn ngồi đó mà mộng tưởng cái “đại” Cộng Hòa Liên Bang của đồng bằng Padana … mà Berlusconi đã bao năm nay đã hứa lên hứa xuống … để rồi Padana vẫn là đồng bằng mà không thấy bóng dáng Cộng Hòa lẫn Liên Bang. Biết đâu chừng cái đám hổ lốn Lega Nord này … dám ký “đình chiến” với địch thủ, dẹp qua một bên súng ống đạn dược, giáp sắt mão đồng, và nhất là mấy cái “hỏa tiển dưới hán” vốn xưa nay vẫn hay châm chỉa vào đám cộng sản xâm lăng hay những tay nhập cư khốn khổ. Mở ra một thời kỳ mới hòa bình và thịnh vượng cho đất nước, và cho cả đồng bằng Padana. Ở đời ai học chữ ngờ: biết đâu rồi số phận của PD lại tùy thuộc vào đám Lega Nord ? Nào ai dám nghĩ rằng chính đám này lại là những người hùng của thời bầu cử bất phân thắng bại. Không một ai dám đặt canh bạc lên con bài 2 “bích” của Maroni.

Ở đời thường thằng đứng ra chịu trận … thì cả đám sẽ nhào vô “đè sấp” (*) hắn ra. Và Bersani có khả năng “cúi xuống lượm xà-phồng” (*).

Vấn đề là ở đây không phải là “xà-phồng”, mà cũng chẳng phải là một buổi talk-show Ballarò. Vấn đề là một bộ phận nồng cốt tốt đẹp của nước Ý đang ra đi … và e rằng sẽ chẳng có ngày trở lại: cơ sở sản xuất đóng cửa, chất xám phải bỏ xứ đi tha phương cầu thực, các đơn vị hành chánh địa phương ngày càng lụn bại.

Từ lâu nay ai cũng biết là tình hình ngày càng khó khăn, và ai cũng biết không phải là trách nhiệm của những người mới đây lên cầm quyền. Nhưng điều bực tức nhất là cảm giác như đang bỏ lỡ một cơ hội. Đám 5 sao đúng là có công đã thổi làn sóng đổi mới vào sân khấu chính trị, điều mà đại đa số quần chúng đòi hỏi lâu nay. Nhưng điều đáng lo là … rốt cuộc nội dung đổi mới chỉ loay hoay trong mấy cái trò “trực tiếp truyền hình” của vài buổi hội thảo nội bộ. Thiệt tình mà nói, tôi cũng khoái cái màn “trực tiếp truyền hình” này lắm. Trong bụng tôi nghĩ chắc thế nào cũng “văng” những câu sĩ nhục, "bay" thêm một vài cái tát. Khi chị Lombardi bảo là “cứ như talk-show di Ballarò” thì tôi cũng bắt đầu la lên “cải-lộn ! cải-lộn”. Nhưng rồi chẳng xẩy ra chuyện gì cả.

Thực ra thì đám 5 sao có thể đưa ra đủ thứ điều kiện với Bersani. Như Travaglio đã nói: chỉ cần đưa ra tên một vài nhân vật, thêm một chút khiêm nhường là có thể cùng với PD để cho ra một chính phủ đổi mới. Nhưng sao đám 5 sao đã không làm như thế ? Cần gì phải có đến đa số tuyệt đối trong khi đã có trong tay một quyền lực to lớn để ngồi vào bàn hiệp thương. Đề nghị đưa Dario Fo lên làm Tổng Thống cho thấy là đám 5 sao hoàn toàn không biết một tí gì về những anh tài ẩn dật trong đời sống chính trị Ý. Cũng như có người nói “thà dựa cột giả vờ ngu … còn hơn là mở miệng ra thả cái dốt”.

Nếu chúng ta đã muốn đổi mới chính trị … thì chắc hiện nay là … đã trễ tàu. Người ta có cảm giác là 10 “bô lão”, mà Napolitano đề chọn cho vào một thứ “Mật nghị Hồng y” theo kiểu “Il Signore degli Anelli”, thực ra là sản phẩm của cái chính trị sơ cứng lỗi thời: không một nhân vật nào là phụ nữ, chẳng một thanh niên Frodo, tối đa lắm là một vài mạng trong như Nazgul.  Có người đã chỉ trích sự lựa chọn của Napolitano, anche Crimi cũng chỉ trích, chắc họ nghĩ đây là một quyết định “sang trang” có tính lịch sử. Thiệt tình mà nói, không biết thiên hạ nghĩ sao, chớ tôi thì không nghĩ là Napolitano có thể làm một cuộc cách mạng trong bộ áo quần sặc sở kiểu Hawai và nhún nhảy theo điệu nhạc “tuca-tuca”.

Tới đây thì trong đầu tôi thoáng lên nỗi hải hùng vẫn thường xuyên xuất hiện trong hai thập niên chót: Đáo hồi của tay kỵ mã âm u. Hắn đúng là quái kiệt. Và lần này hắn lại cũng lại trắng trợn phỉnh gạt tất cả lần nữa. Tôi bắt đầu lo rằng nước Ý sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi tay của Berlusconi. Lý do đơn giản là vì  hắn đã thuộc vào DNA của chúng ta, thể hiện nét sống văn hóa của chúng ta. Hắn như là con quỷ vẫn hay ngồi trên vai của chúng ta khích chúng ta phải luôn luôn xảo quyệt. Con quỹ xui ta vượt đèn đỏ ở ngã tư, xui ta ô dù bè đảng, khiến ta hay nói. “Ok, ok, tui có Sky, thế thì dại gì phải trả tiền thuế tivi cho Rai ?”.

Chẳng có gì đáng cười trong khi có vạn điều đáng khóc, e không phải chỉ khóc cho con vịt xấu xí. Tới đây thì cầu mong sớm có cải tổ một số luật lệ cơ bản, những cái luật không thiên bên này hay bên kia, những cái luật mà thực ra không cần phải đợi sự hội ý của 10 bô lão. Rồi sau đó thì lại đi bầu.

Đã một lần trễ tàu, hy vọng ngày mai còn chuyến xe đò.

(Huê Đăng chuyển ngữ.)

Roma, 06/04/2013




(*) Cách nói của người Ý: là chơi xỏ thằng đó ... và lượm xà phồng là cách nói ẩn dụ ám chỉ người sắp sửa bị “đè sấp” ... vì khi cuối xuống lượm xà-phòng trong buồng tắm ... thì ... phải chổng mông lên !!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét