29 tháng 11, 2013

Trâu bò húc nhau.



Giới thiệu: Nguyên tác bài báo có tên là “L’ultima sfida tra le superpotenze” của Giampaolo Visetti, đặc phái viên thường trú của nhật báo “la Repubblica” (Ý) đăng ngày 28/11/2013 .


Thoáng nhìn qua thì ngỡ rằng Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đang giành giựt với nhau một nhúm đảo nằm ở Thái Bình Dương. Thực ra đó chỉ là một cái cớ để hai bên đọ sức với nhau trong việc tranh giành ngôi bá chủ toàn cầu.

Chiến tranh Thái Bình Dương lần tới này có thể nổ ra mà không cần phải có tuyên chiến. Thực ra thì cũng đã nổ ra rồi, đó là việc thị uy bằng vũ khí để tạo ... uy tín cho những tuyên bố ... và từ trong màn sương mù dầy đặt cũng đã hiện ra đôi kỳ phùng địch thủ: Trung Quốc và Mỹ, hai cường quốc duy nhất hiện nay trên thế giới, đang đấu đá với nhau để giành lấy quyền bá chủ toàn cầu trong thế kỷ mới này. Nằm giữa cuộc đấu đá là Nhật với một nhúm đảo đá chơ vơ xem ra không có bao nhiêu dự trử năng lượng trong lòng đất; là các nền kinh tế đang vươn lên ở Châu Á như Nam Hàn, như Úc, đến cả Indenosia và Việt Nam … và xa hơn một tí là Ấn Độ.

Khiêu khích đáp lại kiêu khích, từ không quân đến hải quân … và trên đất liền thì quân đội được huy động.

Đến hiệp thứ ba, sau khi cho Hoa Thịnh Đốn hưởng được vài giờ đình chiến, Trung Quốc hôm qua đã lấy một quyết định chưa từng có: hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đang chạy dọc theo đúng hành trình hải lý mà tàu Mỹ đã khởi hành từ một căn cứ hải quân ở Nam Hàn. Hai gã khổng lồ trong phút chốc bổng nhiên lăn xả vào một loạt “thực tập quân sự đã được lên lịch từ trước”: hai tảng đá già nặng ký đang trên đường xác định lại quan hệ “đối thoại ngang cơ” của cái G2 dẹp búm, và sức nặng của mấy tảng đá này đang đè lên chuyến công du của Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden khiến ông “rất lấy làm lo lắng”, chuyến công du mà vào ngày 07/12 sắp tới sẽ đưa Biden đến đúng 3 thủ đô là Bắc Kinh, Tokyo và Seul.

Giọt nước làm tràn bình, cái bình mà hơn hai năm nay nước cứ chảy vào ồ ồ, là sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố cái “vùng phòng không” hôm 23/11 vừa qua, Nhà Trằng đã ra lệnh cho hai pháo đài bay không trang bị vũ trang “lừng lng” bay vào “vùng phòng không” như để xác định lại vị trí “đở đầu” của Mỹ đối với Nhật.

Trung Quốc bắt buộc phải tuyên bố vớt vát rằng “sẳn sàng hạ bất cứ phi cơ nào bay vào vùng phòng không mà Trung Quốc đã ấn định với thái độ đe dọa”.

Mỹ lập tức phản công rằng “quyết định của Trung Quốc ấn định vùng phòng không bất khả xâm phạm trên phía đông của Nam Hải (tức Biển Đông đối với Việt Nam) gây lo lắng và làm tạo bất ổn cho các quốc gia láng giềng của Trung Quốc”.


 "Vùng phòng không" (vạch đỏ) do Trung Quốc đơn phương xác định trên vùng quần đảo Điếu Ngư


Và ngoại giao bất lực trước những diễn biến tăng tốc của các sự kiện: trong khi các phát ngôn viên còn đang lui khui đánh máy các bản tuyên bố .... thì hàng tướng lãnh đã điều động quân đội và vũ khí.

Để gỡ gạc, Bắc Kinh đã phải tuyên bố là “đã theo dõi và nhận dạng” mấy chiếc B52 của Mỹ xâm nhập vùng phòng không hôm thứ ba vừa qua” ... và cũng đã tự tuyên bố là Trung Quốc đã kềm chế không lấy những động thái trả đũa ...  “Quân đội Trung Quốc đã định dạng toàn bộ đường bay của mấy chiếc B52 và hoàn toàn có đủ khả năng để bảo vệ không phận của mình”, phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã vớt vát như thế.

Chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng lúng túng trước phản ứng chống đối đồng bộ của các quốc gia láng giềng cộng với phản ứng của Mỹ. Giới lãnh đạo Trung Quốc, sau khi đã châm ngòi cho các vụ giằng co biển đảo trên Thái Bình Dương, có ý muốn cho thấy là tạm thời đã “dung tha” Mỹ tránh bị những đòn phản công trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng cũng đã khẳng định rằng các chính sách nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Viễn Đông cũng đã có những thay đổi.

Các hoạt động quân sự leo thang giữa Trung Quốc và Nhật để giành quyền kiểm soát trên các quần đảo Điếu Ngư (Senkaku-Diaoyu), vốn nổ ra để xoa dịu làn sóng ái quốc cực đoan trong nước, đã chuyển từ vùng trời xuống vùng biển. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (Liaoning), mua lại của Ukraina, vốn là tàu “phế thải” trước đây của Liên Xô, đã nhổ neo từ cảng Thanh Đảo (Qingdao), cùng với hai chiếc tuần dương hạm có gắn tên lửa, trực chỉ Hải Nam. Lý do chính thức là: thủy thủ đoàn thực tập. Trên thực tế đoàn tàu của Trung Quốc bám vào mấy cái quần đảo tranh chấp với Tokyo ... ngay trong thời điểm mà hàng không mẫu hạm (USS George Washington) của Mỹ từ cảng ở Nam Hàn chạy đến cùng với một đoàn tàu chiến của Nhật. Đây là một cuộc “mặt đối mặt tầm xa” giữa các kho vũ khí hạt nhân hiện đại nhất thế giới ... và đã làm cho cả khu vực Châu Á báo động.

 Hải quân Mỹ và Nhật tập trận trên Biển Nam Hải

Bên cạnh sự phản đối của Tokyo chống lại cái gọi là “vùng phòng không” do Trung Quốc đề ra, người ta ghi nhận tuyên bố “đoàn kết” của Đại Sứ Mỹ ở Nhật, bà Caroline Kennedy”, cùng với phản đối rầm rộ đến từ Úc, Nam Hàn và Đài Loan: các nước này yêu cầu phía Trung Quốc phải có những “giải thích” về cái “vùng phòng không” mà theo họ là vi phạm đến chủ quyền của quốc gia họ.

Seul tuyên bố rằng: “Nếu đem pha trộn những tranh chấp lãnh thổ với những vấn đề lịch sử đậm tính ái qốc cực đoan … thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng”.

Phía Bắc Kinh, vốn hiện nay đang nổ ra các phong trào chống Nhật, đang cố gắng tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế “không lệ thuộc Mỹ” (!!!): “Các quốc gia khác không có gì để phải lo âu. Khu vực phòng không chỉ là một công cụ cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh Trung Quốc”. Thực chất là một bản nhắn tin mã hóa, kết quả của một sự lo âu trước một khả năng của Mỹ và Nhật có thể tiến hành những động thái quân sự mà Trung Quốc có thể bị ép phải đánh trả bằng vũ lực.

Nhưng cũng phải thấy là cái “vùng phòng không” nói trên cũng đã có “hiệu lực” trong một vài trường hợp: chẳng hạn một vài hảng hàng không dân dụng, chắc để tránh rơi vào tình trạng trâu bò húc nhau, nên đã tuyên bố là họ sẽ tuân thủ theo những quy luật về “vùng phòng không” mà Trung Quốc đề ra (tức là phải thông báo lịch trình và đường bay cho chính quyền Trung Quốc biết trước khi vào trong vùng, khi bay trong vùng phải chịu dưới quyền kiểm soát và điều hành của cơ quan chức năng hàng không của Trung Quốc ...). Một số chính phủ trên thế giới cũng đã không dấu mối quan ngại về một viễn ảnh nổ ra một cuộc xung đột vì lòng ham muốn kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thương mãi và một đáy biển đầy quặng mõ và năng lượng như ở Thái Bình Dương.

Nhìn thoáng qua thì thấy như các bên ngày ngày đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột. Nhưng trên thc tế Bắc Kinh, Tokyo và Hoa Thịnh Đốn vẫn còn quan niệm rằng mọi cuộc xung đột trong lúc này là “quá sớm”, các chuyên viên chiến lược của các bên vẫn còn cho rằng “căng thẳng ngoại giao trong những tháng sắp tới sẽ tăng nhiệt ... nhưng các lợi ích kinh tế của các bên sẽ ngăn chận không cho tình hình nhanh chóng đi vào bế tắt”.

Một số quan chức chính phủ của ba nền kinh tế hàng đầu thế giới thì nhận xét rằng “(về lâu dài có thể) các nước này sẽ thu được nhiều mối lợi trong trường hợp tình hình quân sự căng thẳng và bất ổn ở trong vùng ... nhưng trước mắt các nền kinh tế này sẽ bị ảnh hưởng nặng”.

Việc ấn định “vùng phòng không” chủ yếu là để xác định lại với thế giới bên ngoài trọng lượng của quân đội Trung quốc, vốn đã bị giảm sút bởi cơ cấu an ninh đối nội vừa mới được Ban chấp hành đảng Cộng sản Trung quốc thông qua trong Hội nghị toàn thể lần thứ 3 vừa qua, và cũng để xây dựng “tầm vóc” cho quân đội trước vai trò mới trên thế giới.

Quyết định thành lập “vùng phòng không” của Trung Quốc đồng lúc cũng tạo thuận tiện cho phép Mỹ, vốn đang giảm vai trò của mình ở Trung Đông, “thúc đẩy công nghệ chế tạo vũ khí của Mỹ và gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương” và cùng lúc “chỉnh đốn lại hàng ngũ giữa các đồng minh lâu đời của Mỹ ở Á Châu vốn đang lo âu trước sự bành trướng của Trung Quốc”.

Và sau cùng là không khí căng thẳng quanh vùng quần đảo Điếu Ngư, theo ghi nhận của giới báo chí ở Nhật, cũng tạo điều kiện cho phép chính phủ Nhật “tháo gỡ sự chú ý của công luận Nhật đang chăm chú vào những khó khăn của Abenomics (kế hoạch kinh tế tài chánh được Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe vạch ra năm ngoái)”.

Các chuyên gia của các “think-tank” đang ví tình trạng căng thẳng ở Biển Đông hôm nay như là một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong đó Trung Quốc đóng vai của Liên Xô ngày xưa, và Nhật thủ vai Tây Đức được Mỹ bảo vệ.

Ngăn cấm không phận, tranh chấp lãnh thổ, đại dương nổi sóng ... đều nằm trong một sự thỏa thuận ngầm dựa trên một loạt hoạt động khiêu khích lẫn nhau ... với mục tiêu là ngăn ngừa chiến tranh.

Theo lời của một nhà ngoại giao Châu Âu có uy tín ở Bắc Kinh thì “sau lưng các kho vũ khí hạt nhân là những lợi ích thương mãi, và sau khúc quanh (về vấn đề hạt nhân) ở Iran ... là đến phiên Bắc Hàn”. Lâm trận để bảo vệ Tokyo ... nhưng thực ra (Mỹ) đang nhắm vào Bình Nhưỡng, với mối nguy là ở Thái Bình Dương (bất kỳ lúc nào) có thể xẩy ra một sự kiện đột biến nào đó vượt ra khỏi tầm tay kiểm soát của phe nào đó ... Theo nhận xét của Ngũ Giác Đài thì đấy là “lỗi tính toán ... phải chấp nhận”.

Chỉ có điều là một “cái lỗi” như thế có thể lôi cả vùng Viễn Đông vào một cuộc xung đột lan rộng đến độ đốt chay luôn cả những mục tiêu khiêm tốn của một hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Roma, 28/11/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét