23 tháng 1, 2012

Thá gì hai chữ “kỹ trị”


Chưa ai dám quả quyết rằng giải pháp “chính phủ kỹ trị” của ông Mario Monti rồi sẽ cứu được nước Ý hay không. Ngay đến cả những chính sách của tân chính phủ kỷ trị cũng còn đang gặp nhiều phê phán chống đối đến từ công luận .... Tuy nhiên có một điều mà không ai có thể chối cãi được: với cung cách hành xử nghiêm túc khoa học và ngôn từ chửng chạc đứng đắn, Mario Monti, trong cương vị Thủ tướng nhà nước, trước mắt đã phục hồi lại được danh dự quốc gia cho nước Ý.

Sau gần 2 thập niên phải chứng kiến một thằng hề múa may quay cuồng và hò hét khẩu hiệu rẽ tiền kiểu “mì ăn liền” .... trên sân khấu chính trị, thậm chí trên diễn đàn quốc tế ... bây giờ ngồi nghe Mario Monti nói chuyện, dù rằng có thể chưa hoàn toàn nhất trí hết những gì ông ta nói, nhưng ít ra cũng thấy có cảm giác như vừa trúc bỏ được một gánh nặng trên vai.
Báo chí vẫn hay dùng chữ kỷ trị (tecnocrate) để nói đến nét đặc thù của chính phủ hiện nay, và vẫn hay gán cho Mario Monti cùng với các bộ trưởng là những “nhà kỷ thuật” (tecnici). Thực ra, thì chính phủ nào cũng vẫn là chính phủ chính trị, bởi vì theo hiến pháp hiện hành thì bất cứ chính phủ nào cũng cần phải có được tín nhiệm của Quốc hội, mà Quốc hội chính là đại diện chính trị tiêu biểu của nhà nước (tạm thời bỏ qua một bên “phẩm chất” của tầng lớp dân biểu, đó là chuyện khác !!!). Do đó chính phủ kỷ trị thực ra phải hiểu là một chính phủ chính trị nhưng không do người của các đảng phái chính trị “trực tiếp” điều phối.

Và qua những buổi nói chuyện công luận đã khám phá ra rằng Mario Monti chẳng những không phải chỉ là một “nhà kỷ thuật”, mà lại còn là một nhà chính trị cực kỳ thâm thúy: khi có ai nói đến những lời bình luận phê phán chính phủ, Mario Monti không phản bác trực diện những phê phán đó mà ông ta hay dùng binh pháp ... “trói” đối phương (chữ “trói” là dịch nghĩa bóng từ chữ “blindare” của tiếng Ý).

Thí dụ như khi người ta hỏi Mario Monti nghĩ sao khi Berlusconi phê phán rằng “các chính sách của chính phủ đến nay vẫn chưa cho ra được một kết quả nào cả” ... Thì Mario Monti đã không đá động đến câu phê phán đó, mà ông ta “thông báo” rằng chính ông ta đã liên tục nghe ý kiến quý báu của Berlusconi .... Sự thật Mario Monti có “nghe” Berlusconi hay không thì có Trời mới biết (rất có thể là không), nhưng bố Berlusconi cũng chẳng dám “đính chánh” Mario Monti, vì nếu không thì hóa ra Berlusconi chẳng có ký lô gì cả hay sao ? Và như thế thì Mario Monti đã “trói” Berlusconi rồi: tất cả các chính sách của chính phủ đều đã có thăm dò ý kiến trước với Berlusconi rồi, như thế thì y cũng chẳng nên phê phán chính phủ làm gì.
(xem Lilli Gruber phỏng vấn Mario Monti trong chương trình  Otto e Mezzo của đài La7


Thí dụ khác: khi Lega Nord phê phán các chính sách về tự do hóa một số nghành nghề (liberalizzazione) của Mario Monti, thì Mario Monti đã “trói” Lega Nord như thế này: tất cả những chính sách về tự do hóa đều nhằm để đơn giản guồng máy hành chánh cồng kềnh mà chính một Lega Nord ngay từ thuở “hàn vi” đã từng xem như là mục tiêu đấu tranh ... thì nếu Lega Nord bây giờ không đi ngược lại các mục tiêu trước đây của mình ... Nói thế là coi như đã “trói” Bossi như người ta trói gà đem ra chợ bán.
(xem Lilli Gruber phỏng vấn Mario Monti trong chương trình  Otto e Mezzo của đài La7


Ăn nói như thế này ... thì đến cả các chính trị gia chuyên nghiệp cũng phải cúi đầu bái phục !!!

Thá gì hai chữ “kỹ trị”.

Roma, 23/01/2012
Huê Đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét