29 tháng 3, 2013

Đến đây là xong nửa chuyện ...


Đến đây là xong na chuyện.
Không biết rồi ai sẽ cứu ai ???
(Bà mẹ Phù Sa của Phạm Duy – 1967)

Hôm thứ năm 28/03 khi Bersani trở lại Dinh Quirinale để “thú tội” với Tổng thống Ý Giorgio Napolitano về sự thất bại trong nỗ lực đi tìm số phiếu tín nhiệm trong Quốc hội để thành lập một chính phủ trung-tả ... thì đúng là “đã xong nửa chuyện”.

Tổng thống Napolitano cứ như đang cầm trong tay một bông hoa cúc bị bứt đi từng cánh hoa một, mỗi một cánh hoa bứt đi ... là một khả năng giải cứu bị khép lại ... Và cứ bứt đi bứt lại ... cái hoa trên tay của Napolitano cũng chẳng còn bao nhiêu cánh ... cũng như các kịch bản khả thi ngày càng trở nên hiếm hoi. Thậm chí có người còn nói là chẳng còn kịch bản nào khác !!!

Phe trung-hữu (PDL của Berlusconi và Lega Nord của Maroni) đã từ chối phương án “chính phủ của Tổng Thống”, và chỉ cứ cứng đầu rao bán mô hình “chính phủ đại đoàn kết” (larga intesa) – thực tế là một thứ “thập cẩm hổ lốn” gồm trung-tả (Bersani), trung-hữu (Berlusconi), trung dung (Monti), một thứ chính phủ mà chính 3 tháng trước đây đã bị Berlusconi rút tín nhiệm (chính phủ kỹ trị Mario Monti), thành ra người ta cũng không hiểu vì sao mà Berlusconi lại đòi xào nấu lại chính thực đơn mà hắn đã đổ xuống mương xuống cống. Và về mặt chính trị, một chính phủ “đại đoàn kết” như Berlusconi muốn ... thực chất là một mô hình chính trị tự sát đối với đảng PD của Bersani. Và chính vì thế mà Bersani đã phủ quyết ngay từ đầu phương án “đại đoàn kết” của Berlusconi.

Bầy nhóm 5 sao thù vẫn cứ đỏng đảnh câu thần chú “em chả, em chả” ... rồi tiếp theo là những “đụ mẹ đéo bà” từ trên xuống dưới không tha một ai ....  bất kể tình trạng bế tắt này nếu kếu dài ... thì chỉ có mỗi người dân Ý là sẽ phải gánh lấy hậu quả.

Chiến dịch tranh cử hồi đầu năm bắt đầu với bất ổn chính trị để rồi kết quả bầu cử 24-25 tháng hai vừa qua đưa tình hình chính trị càng thêm bất ổn. Trên thực tế, về mặt chính trị mà nói thì Quốc hội hiện nay nằm trong tay của 3 lực lượng chính trị thiểu số (tức là chẳng có một lực lượng nào tự mình có đa số trong Quốc hội): liên minh trung-hữu, liên minh trung-tả, và đám 5 sao.

Theo các “binh thư yếu lược” thì chỉ có mỗi một con đường “đoàn kết” (intesa), ít nhất là giữa 2 trong 3 lực lượng nói trên, là giải pháp duy nhất để có chính phủ.

Nhưng đám 5 sao thì nhất định “tự sướng”, không chấp nhận hợp tác với bất cứ một lực lượng chính trị nào (vốn “được” 5 sao cho là “ma cô và đĩ điếm”).

Nhìn lại thế trận thì chỉ còn có hai lực lượng chính trị có thể “đoàn kết”. Nhưng với đảng PD, “đoàn kết” với Berlusconi thì cũng có nghĩa là tự sát: các cử tri của PD sẽ không thông cảm, và nhất là  đám 5 sao sẽ sẳn sàng nhẩy cà tưng múa may quay cuồng tố cáo “âm mưu đi đêm” (inciucio) của “ma cố và đĩ điếm” !!!

Chỉ còn lại có mỗi kịch bản .... đi bầu lại !!!

Nhưng đây là kịch bản tồi tệ nhất cho nước Ý, nhất là phải đi bầu lại với luật bầu cử hiện hành .... và với khả năng lại sẽ ... bất phân thắng bại !!!

Chiều nay 29/03, sau khi kết thúc vòng hội kiến nhanh chóng (chỉ trong một ngày) với các lực lượng chính trị, Napolitano đã tuyên bố là cần phải đắn đo suy nghĩ trước khi lấy quyết định vào sáng mai (thứ bảy 30/03).

Nếu không muốn lấy quyết định đi bầu lại ... thì với các ván bài đã lật ngữa ... thì (trên lý thuyết) Napolitano chỉ còn có mỗi một phương án duy nhất: đề xướng một chính phủ “đại đoàn kết” như đám trung-hữu của Berlusconi và Maroni yêu cầu. Và trước mắt là phương án này sẽ mở ra một bi kịch đấu đá nội bộ ngay trong đảng PD.

Dù rằng trước mặt bá quan văn võ, toàn bộ giai cấp lãnh đạo đảng PD đều tuyên bố “đồng lòng” với chiến lược của Bersani (phủ quyết chính phủ “đại đoàn kết”, và tìm cách lôi kéo 5 sao), nhưng ai cũng biết là ngay trong nội bộ đảng PD cũng có 3 chủ trương trái ngược nhau: một bên là nhóm của Bersani từ chối hợp tác với Berlusconi và tìm cách “thu mua” đám 5 sao, bên kia là nhóm của D’Alemma chủ trương cần phải nhìn nhận thực tế không có cách gì khác hơn là cộng tác với Berlusconi. Còn lại là nhóm của Matteo Renzi (rottamatore), dù không nói trắng ra, nhưng đang ráo riết chuẩn bị cho kịch bản đi bầu lại ... và lần này người lãnh đạo liên minh trung-tả sẽ chính là Renzi.

Với sự thất bại trong nỗ lực thành lập chính phủ trung-tả, thì coi như nhóm của Bersani bị loại ra khỏi vòng chiến. Và hai nhóm còn lại thì đang đợi quyết định của Napolitano để biết là có nên “phất cờ” hay không.

Nhưng thực ra, còn có một mấu chốt quan trọng khác có thể làm thay đổi các thế cờ hiện nay.

15 tháng tư sắp tới là Napolitano sẽ hết nhiệm kỳ Tổng thống 7 năm, và lúc đó lưỡng viện Quốc hội sẽ phải nhóm họp để bầu Tổng thống mới.

Ai cũng biết là theo hiến pháp Ý thì Tổng thống không có quyền hành pháp trực tiếp, nhưng có quyền từ chối các đạo luật do hành pháp ban ra. Điều này đã được chính Napolitano áp dụng “triệt để” để ngăn chận một số âm mưu bảo vệ quyền lực cá nhân của chính Berlusconi xuyên qua các sắc luật mà âm binh của Berlusconi ở Quốc hội trong những năm qua đã thông qua để che chắn cho Berlusconi trước những nợ nần công lý hay để bảo vệ các cơ sở kinh tài Fininvest của Berlusconi.

Do đó, song song với vấn đề chính phủ, Quốc hội Ý sẽ còn phải đối đầu với chuyện bầu Tổng thống mới trong hoàn cảnh “bất phân thắng bại” như hiện nay, và nhất là dưới áp lực của chính Berlusconi muốn đưa chính hắn hay tên “hoạn quan” của hắn (Gianni Letta) vào Dinh Quirinale để “bảo kê” cho chính Berlusconi.

Mệt mỏi !!!

Càng gần đến ngày mãn nhiệm kỳ Tổng thống chừng nào thì “hỏa lực” của Napolitano càng yếu chừng nấy. Đến quyết định giải tán Quốc hội để đi bầu lại cũng không còn mấy khả thi (vì quá sát ngày với ngày mãn nhiệm kỳ).

Đến đây thiên hạ mới ngộ ra rằng trong các buổi “đàm phán” tay ba tay bốn giữa các lực lượng chính trị .... người ta nói đến một kịch bản ... mà trước bàn dân thiên hạ không ai dám nói đến một cách công khai: Napolitano có thể lấy quyết định từ chức (thí dụ ngay sau lễ Phục sinh) trước khi mãn nhiệm kỳ để đẩu Quốc hội bầu Tổng thống mới sớm hơn. Bởi vì nếu phải chọn phương án “chính phủ đại đoàn kết” như đã nói trên (PD+PDL) thì chắc chắn sẽ có những trận “thư hùng” trong nghị viện ... và những trận “thư hùng” ấy cần phải được diễn ra khi Dinh Quirinale có một Tổng thống mới với đầy đủ trách nhiệm và “khí giới” trong tay, chứ không thể nào để một Tổng thống đang chuẩn bị va-li ra đi “đứng mũi chịu sào” và phải lấy quyết định trước nhng trận “thư hùng” ở nghị viện.

Chính phủ “đại đoàn kết” ? Đi bầu lại ? Tổng thống từ chức ?

Hoa cúc trong tay của Napolitano bị nhổ cánh ... gần như trơ trụi .. chỉ còn trơ lại cái nhụy hoa.

Đến đây là xong na chuyện.
Không biết rồi ai sẽ cứu ai ???
(Bà mẹ Phù Sa của Phạm Duy – 1967)

Chắc chắn là người dân Ý không mấy ai biết Phạm Duy là ai, nhưng nếu biết được thì chắc cử tri Ý cũng không ngờ từ năm 1967 Phạm Duy đã “tiên tri” được tình hình hoàn toàn bế tắt của chính trị nước Ý của 46 năm sau.

Roma, 29/03/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét