22 tháng 9, 2014

Thằng cùi chửi thằng hủi !!!



Ở Mỹ chắc ai cũng biết đến “House of Cards”. Bên Ý họ chuyển ngữ thành “Gli intrighi del potere” (Âm mưu quyền lực). Tập phim này bắt đầu được trình chiếu ở Mỹ từ hồi tháng hai năm 2013, và trong thời gian gần đây cũng đã được trình chiếu trên thị trường vô tuyến của Trung Quốc.

“House of Cards” là một “political drama television series”, một bộ phim nhiều kỳ trên truyền hình trong đó các câu chuyện giả tưởng xoay quanh các âm mưu mánh khóe của các phe phái quyền lực chính trị ở Mỹ: nhân vật chính là một vị Thượng nghị sĩ Mỹ có tên Frank Underwood (do tài tử Kevin Spacey thủ vai). Câu truyện của bộ phim cũng khá hấp dẫn ... dù rằng đôi khi tình tiết của câu truyện cũng hay bị .... lố bịch quá đà .... Nhưng nói cho cùng thì vẫn là một bộ phim tuồng hư cấu. 



Các thể loại phim kiểu “âm mưu chính trị” như thế này thì xưa nay cũng nhan nhãn đầy rẫy trên thị trường điện ảnh phương Tây. Chuyện thực ra cũng chẳng có gì đáng nói. Chỉ có điều là hôm 16 tháng 6 vừa qua, trên trang web chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc xuất hiện một bài viết về “hiện tượng tham nhũng ở các quốc gia Tây phương”. Và bài viết đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng dựa trên các ... tình tiết .... của bộ phim truyền hình “House of Cards” nói trên. Bài báo trên mạng của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã được tờ New York Times nhắc đến và theo nhận xét của New York Times thì ... đảng Cộng sản Trung Quốc xem bộ phim này như là một bằng chứng chứng minh cho thấy tệ nạn tham nhũng tràn lan ở các nước phương Tây.

 Diển viên Kevin Spacey thủ vai chính của bộ phim

Phải nói là bộ phim cũng được rất nhiều khán giả Trung Quốc mến mộ, bằng chứng là các áo thun và các “phụ liệu khác” có in hình ảnh của vai chính trong bộ phim nói trên đang trở thành hiện tượng thời trang thời thượng hiện nay ở Trung Quốc.

 Quảng cáo bán áo thun và các phụ kiện có in hình tài tử chính của bộ phim ở Trung Quốc

Bài báo đăng trên trang web của đảng Cộng sản Trung Quốc  có cái tựa đề khá dài: “Những thành công của tập phim “House of Cards” ... cho thấy hiện tượng tham nhũng lan tràn ở các nước phương Tây công nghệ phát triển”, ký tên Zhao Lin, một quan chức của Viện Kiểm soát (một ban bệ trực thuộc Bộ Kiểm duyệt của Trung Quốc), và bài viết nằm trong bối cảnh của một chiến dịch chống tham nhũng đang được Chủ tịch Tập Cận Bình phát động rầm rộ trong thời gian qua.

Trong bài viết Zhao Lin đi đến kết luận rằng tham nhũng là một tệ nạn rất nặng và ăn sâu vào các cơ chế của các quốc gia Tây phương, và thậm chí người ta còn cổ vũ tệ nạn này qua các phim truyện như “House of Cards”. Bài báo viết: “Không những (họ) không đủ khả năng diệt trừ chính tệ nạn tham nhũng của họ ... mà thậm chí (họ) đang tìm cách .... “quốc tế hóa” tệ nạn tham nhũng”.

Trong lối viết “hỏa mù sa mưa” bài báo của đảng Cộng sản Trung Quốc pha trộn một cách cố ý những chuyện thật ngoài đời với những chuyện hư cấu của một bộ phim. Trong bài có đoạn đưa ra một tấm ảnh lấy từ trong bộ phim trong đó vai chính Underwood đang nói chuyện với một nhân vật khác có tên Remy Danton, vốn là một tay lobbyist và khi xưa đã từng làm việc cho Underwood, bên dưới tấm ảnh chú thích rằng: “Nhng hoạt động của các nhóm lợi ích là một hiện tượng rất phổ thông ở Mỹ”. Rồi từ đó bài báo rời bỏ sân khấu điện ảnh để bước vào “cỏi thực” bằng cách viện dẫn vụ tham nhũng của cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac, đến việc cố Thủ tướng Israel Ehud Olmert bị kết án, đến vụ mâu thuẩn quyền lợi của tập đoàn dược phẩm Anh GlaxoSmithKline. 

Cái lạ là bài báo không nhắc đến các vụ tham nhũng "long trời lỡ đất ở" Ý, làm tiêu tan cả nền Đệ I Cộng Hòa, quốc gia vốn được xếp hạng 69 trong bảng thứ hạng tham nhũng trên thế giới, trong khi Mỹ đứng hàng 19 và Trung Quốc hàng 80. (và nước Giao Chỉ đứng hàng 116).



Theo nhận xét của Zhao Lin thì mục tiêu của những tác phẩm điển ảnh như bộ phim “House of Cards” là nhằm hợp pháp hóa và bình thường hóa tệ nạn tham nhũng: trong chiều hướng đó, theo Zhao, thì các nhóm lợi ích (lobby) không còn bị xem như là một hiện tượng tiêu cực của hệ thống cơ chế nhà nước của Mỹ … mà trở thành …. “bản chất thực sự” của nền tảng chính trị Mỹ được che dấu dưới những chiêu bài về dân chủ trong hiến pháp.

Bài viết kết thúc với việc nhấn mạnh rằng: “… có sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước Tây phương … Ở Trung Quốc các chính sách gần đây của chính phủ Bắc Kinh là con đường đứng đắn nhất để chống lại tệ nạn tham nhũng.”.

Biết nói gì đây ?

Thằng cùi chửi thằng hủi !!!


(Viết theo nội dung của bài báo đăng trên “il Post”: “In Cina si criticano gli Stati Uniti con “House of Cards””. http://www.ilpost.it/2014/06/21/cina-house-of-cards/  )



 Roma, 22/09/2014



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét