22 tháng 9, 2015

Cuba, một cuộc cách mạng “trắng”



Bài này có nguyên tác là “Cuba, rivoluzione “bianca””, của nhà sử học Andrea Riccardi, đăng trên tập san “Avvenire”, cơ quan ngôn luận của Hội đồng Giám mục Ý, ngày 17/09/2015

Trước khi Đức Giáo Hoàng Francesco bắt đầu chính thức công du sang Cuba, nhà xuất bản Francesco Mondadori đã cho in lại một quyển sách trong đó ghi lại những văn bản do chính Jorge Mario Bergoglio đã viết gần hai mươi năm trước đây, trong đó Bergolio đã nêu rất rõ những lý do của một “sáng kiến” mà bây giờ đang trở thành hiện thực: quyển sách có tên “Một thoáng nhìn Cuba. Sự khởi đầu của quan hệ đối thoại. John Paul II và Fidel Castro” với phần giới thiệu của nhà sử học Andrea Riccardi. Dưới đây chúng tôi đăng tải một đoạn trích. Đây là một quyển sách giúp người ta có thể hiểu về những nền tảng của một quan hệ đối thoại đã làm thay đổi lịch sử. Tháng 1 năm 1998: Đức Giáo Hoàng John Paul II đến Cuba và gặp Fidel Castro. Đó là sự khởi đầu của một lộ trình, và lộ trình này sẽ được hoàn thành với chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Francesco sang Cuba vào những ngày sắp tới, sau khi Mỹ, nhờ sự trung gian kín đáo của các Đức Giáo Hoàng, đã đi đến công bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, Năm 1998, Jorge Mario Bergoglio, lúc ấy đang là Tổng giám mục của Buenos Aires, đã cho ra đời văn bản này sau khi Ngài đã suy ngẫm đào sâu phân tích ý nghĩa của chuyến công du thời ấy của Đức Giáo Hoàng Wojtyla ở Cuba. Một cái nhìn về Cuba” vốn đã bắt đầu xây dựng cội rễ cho sự thay đổi đột phá của ngày hôm nay.


Đoạn trích của quyển sách:

Cuba một thực tế rất đặc biệt đối trong khu vực Châu Mỹ Latin. Một mặt xác định quan hệ gắn bó chặt chẽ với nền văn hóa lịch sử của châu lục, nhưng mặt khác lại mang một bản sắc riêng biệt gắn liền với cuộc cách mạng của Castro năm 1959 với chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập sau cuộc cách mạng đó và đến này Cuba vẫn còn theo chế độ nói trên. Vừa giống như thế giới Châu Mỹ Latin, mà Cuba là một bộ phận gắn liền với thế giới ấy, nhưng cùng lúc Cuba rất khác xa với thế giới ấy. Vấn đề không phải là chỉ là hệ thống chính trị-xã hội do chính sự can thiệp của Liên Xô áp đặt, na ná như ở Đông Âu. Cuộc cách mạng Cuba một cuộc cách mạng bản địa, nhưng sau đó đã trở thành một mô hình cho nhiều cuộc cách mạng (thường thất bại) trên lục địa Châu Mỹ Latin và ở các nơi khác trên thế giới. Đây là một chế độ xã hội chủ nghĩa “trường thọ” nhất trong khu vực: đến nay vẫn còn hiện hữa sau khi Fidel Castro rút lui.

Cuba xã hội chủ nghĩa cách mạng là một huyền thoại cũng là một lý tưởng đối với nhiều người ở Châu Mỹ Latin (đặc biệt giữa các thế hệ trẻ), nhưng đồng thời cũng là một bóng ma gây mất ăn mất ngũ cho một số chính phủ và các nhóm quyền lực đã được thành lập. Đó là các Tổng thống Mỹ trước tiền thân của Barack Obama. Thậm chí đến ngay cả những người không chia sẻ với hệ thống xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là những người Nam Mỹ), Cuba vẫn giành được thiện cảm nhờ vào vị trí đối kháng với Mỹ khi Mỹ quyết định áp đặt lệnh cấm vận Cuba từ năm 1962 (ở vào thời điểm đó mức độ nhập khẩu của Mỹ chiếm 74% toàn bộ xuất khẩu Cuba). Chính nhờ vào những yếu tố kể trên, Cuba, đặc biệt là khu vực Châu Mỹ Latin, lại có vị thế quan trọng hơn so với tầm vóc kinh tế nhân số của chính Cuba. Bergoglio đã nhận thức được điều này đánh giá rằng Cuba một thử nghiệm cho các mối quan hệ giữa các nước Châu Mỹ Latin với Hoa Kỳ.

“Thiên hạ” đồn rằng Đức Giáo Hoàng Francesco đã nói với Tổng thống Obama, trong chuyến thăm Vatican: Nếu Ngài muốn tranh thủ cảm tình của những người Châu Mỹ Latin, thì Ngài phải cố gắng giải quyết vấn đề với Cuba”. Và thế là đã xảy ra sự kiện lịch sử hôm 14/12/2014: chấm dứt tình trạng cấm vận kéo dài hơn nửa thế kỷ qua. Raul Castro, trong một cuộc họp thượng đỉnh với các nước Châu Mỹ Latin, đã công nhận rằng nó sẽ không các cuộc họp với Mỹ, nếu không quyết định của Obama, vị Tổng thống Mỹ khác biệt so với những người tiền nhiệm, bởi chính nhờ “nguồn gốc xuất thân khiêm tốn” của chính Obama. Đức Giáo Hoàng Francesco đã đóng vai trò một trung gian kín đáo giữa hai chính phủ. Bản thân ông, vào năm 1998, khi viết những văn bản này, cũng đã gây ra một cuộc thảo luận về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II ở Cuba, nhưng Bergoglio cũng đã cho thấy là Ngài tin tưởng rằng sự kiện Cuba trọng tâm của các mối quan hệ xuyên lục địa Châu Mỹ các quan hệ thế giới. sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Wojtyla, gần hai mươi năm trước đây, sự kiện đầu tiên đi về hướng của quá trình giải toả các căng thẳng giữa hai nước (Mỹ và Cuba).

Vị Hồng Y Á Căn Đình, lên ngôi Giáo chủ của Giáo Hội La Mã năm 2013, luôn luôn có những ý tưởng rất rõ về Cuba: về sự cần thiết của quan hệ đối thoại giữa Giáo hội với chính quyền Cuba, giữa giáo hội với người dân, về sự phi lý của các quyết định cấm vận. Từ nhiều năm nay, Ngài đã tin rằng cần phải kết thúc quát trình cô lập Cuba. Cần phải thay thế những thiệt hại về kinh tế và chính trị của sự cô lập này bằng những quan hệ hợp tác với khối xã hội chủ nghĩa và Liên Xô; nhưng, sau năm 1989, với sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, Cuba đã phải bắt đầu trải qua một giai đoạn khó khăn cho nền kinh tế. Trong chiều hướng nào đó, sự cô lập cũng đã khiến nhà nước Cuba đi đến những chọn lựa chính trị cực đoan. Điều này khiến những người không chấp nhận sống trong một tình trạng khó khăn vừa kinh tế , đặc biệt, vừa chính trị, đã phải chon lựa di cư.

Chuyến công du của Đức Giáo Hoàng John Paul II đã “phá vỡ” sự cô lập Cuba thông qua đối thoại: “ Cuộc viếng thăm của John Paul II là một đóng góp cực kỳ quan trọng, bởi vì, theo một chiều hướng nào, nó có nghĩa là cần phải mở các kênh thông tin liên lạc”. Tất cả những điều này là một điểm then chốt của những suy ngẫm phân tích của một nhóm nghiên cứu do chính Bergoglio chủ trì, người đã thấy được tâm điểm của chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng lúc ấy. Thật vậy, khẩu hiệu quan trọng trong thông điệp của Đức Giáo Hoàng John Paul II trong chuyến thăm Cuba lần đó là: “Cuba hãy mở cửa ra với thế giới và thế giới hãy mở cửa đón nhận Cuba.

Báo chí phương Tây thời đó đã giải thích khẩu hiệu này cùng với chuyến đi của Đức Giáo Hoàng như là một sự bắt đầu của sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản trên các hòn đảo Cuba dựa trên mô hình của quá trình chuyển đổi Ba Lan trước đó (Lời bình của người dịch: tức là vị Đức Giáo Hoàng Ba Lan muốn “xuất khẩu” mô hình cải cách của Ba Lan sang Cuba) . Có thể nói là chuyến viếng thăm Cuba là sự “tái bản” của các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan, nhằm thúc đẩy tinh thần độc lập của dân Ba Lan. Cũng có thời người ta bàn đến khả năng tổ chức một chuyến công du của Đức Giáo Hoàng John Paul II sang Trung Quốc, thì lập tức nỗi lo sợ nhất của chính quyền Bắc Kinh là những ảnh hưởng “tuyên truyền nhằm lật đỗ chính quyền” do chính những tác động của những “gặp gỡ” của Đức Giáo Hoàng. Thật ra đó là những nỗi sợ hãi bị phóng đại. Bởi vì Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng thừa thông minh để tin rằng lịch sử không lặp lại y hệt như thế (như ở Ba Lan). Bên cạnh đó Fidel Castro cũng biết sức mạnh vững chải của chế độ Cuba cũng như sự yếu ớt đất nước mình: do đó (Fidel Castro) đã không có những mối quan tâm sự hãi đối với Đức Giáo Hoàng . John Paul II chỉ muốn giúp hòn đảo này xây dựng một mối quan hệ mới với thế giới và với Hoa Kỳ; để phát triển xã hội Cubahỗ trợ Giáo hội Công giáo Cuba. Đức Giáo Hoàng đã thẳng thừng lên án lệnh cấm vận: “Không thể tước quan hệ của người Cuba với các quốc gia khác. Không chỉ riêng chính phủ, mà cả những người dân Cuba.

Các nhận xét của Bergoglio về Cuba cho thấy sự quan tâm lớn của thế giới Công giáo trong những thập niên chín mươi đối với Cuba: có thể nói rằng với chuyến công du của Wojtyla, lúc ấy người ta đang đi tìm một phải pháp “Công Giáo”, tức là một giải pháp xuyên qua đối thoại để chấm dứt tình trạng phong tỏa quốc tế. Hơn nữa, mặc dù một số thời điểm có những khó khăn giữa chính quyền Castro và Tòa Thánh, nhưng lúc nào quan hệ ngoại giao hai bên vẫn không bao giờ bị phá vỡ. Một số khâm sứ, sứ giả của Toà thánh ở Cuba, như Đức ông Cesare Zacchi, đã đóng một vai trò trong quá trình giải toả những khó khăn. Đức Giáo Hoàng John XXIII (1881-1963), trong thời điểm của cuộc cách mạng Castro, đã cầu nguyện để tránh sự tái diễn như đã xẩy ra ở các Đông Âu. Cuộc cách mạng Cuba đã diễn ra nhưng không hề có đổ máu trong giới linh mục. Bầu không khí giữa nhà thờ và nhà nước không có gì gọi là tốt, nhưng không thể so sánh như đã xảy ra ở các nước Đông Âu. Phần lớn những hạn chế đối với Giáo Hội đều nhắm đến các hoạt động kinh kệ cúng bái. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Cuba không bao giờ kiẻm soát việc tấn phong linh mục hay giáo sĩ. Nhân vật như Đức Ông Carlos Manuel de Cespedes, hậu duệ của một gia đình nỗi tiếng ở Cuba, đã từng đóng vai trò Tổng thư ký của Hội đồng Giám muc trong nhiều năm, thường đóng vai trò trung gian với bên phía chính phủ vốn rất nễ trọng ông. Thời điểm khó khăn nhất là khi chính phủ trục xuất một trăm ba mươi hai linh mục (không phải người Cuba) vào năm 1961, sau khi xảy ra vụ đổ bộ của Mỹ tại Vịnh Con Heo. Tuy nhiên, đến thời điểm của chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng năm 1998, những những câu chuyện ấy xem ra đã thuộc về quá khứ.

Đức Giáo Hoàng Francesco, vốn là người thuộc Châu Mỹ Latin, đã hoàn thành được nhiều điều mà những người trước ông đã ôm ấp, và phần nào cũng nhờ vào những quan hệ trao đỗi đối thoại với Tổng thống Obama. Ngài đã cho thấy sức mạnh của đối thoại. Đọc các trang sách nói về suy ngẫm phân tích của cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1998, sẽ giúp người ta hiểu rõ hơn những góc nhìn xưa nay của  Bergoglio với sự quan tâm rất lớn đối với Cuba, bởi vì Ngài tin rằng Giáo Hội cần phải có một vai trò trong bối cảnh này. Ngày nay, những tầm nhìn ấy đã  trở thành hiện thực cũng sẽ là các chính sách của Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Francesco.

Roma, 19/09/2015
chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét