13 tháng 9, 2015

Cuộc chiến ở Syria: đã đến lúc cần phải có một bước ngoặt lớn cho khu vực Trung Đông.



Các cuộc oanh kích cũng sẽ không đủ sức chận nỗi ISIS, trong khi đó chiến sự đang lây lan sang đến Lybia. Vấn đề hiện nay là cần phải có những “cân bằng” mới giữa các quốc gia trong khu vực.

Nguyên tác bài này “In Siria è l’ora di una Yalta mediorientale” của ký giả Umberto De Giovannageli đăng trên nhật báo “l’Unità” ngày 11/09/2015.

**********


Để tránh cho tình trạng giết chốc thảm sát vì chiến sự hiện nay ở Syria có thể lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông theo kiểu “domino”, và thậm chí cơn “hỏa hoạn” sẽ có thể cháy lan ra khỏi khu vực mở đường cho một cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba, cần phải có một cuộc hòa đàm toàn bộ giống như cuộc hòa đàm ở Yalta (*) hồi năm 1945 để “dàn xếp lực lượng” giữa các cường quốc trên thế giới.

Sự hiện diện của quân đội Nga, dưới dạng “chuyên gia” và “cố vấn”,  trên mặt trận Syria cho thấy một điều rất hiển nhiên: cuộc chiến hiện nay ở Syria là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war), trong đó những người xuất hiện như nhân vật chính của cuộc chiến: từ nhà độc tài Bashar al-Assad đến tay đồ tể “califfo” Abu Bakr al-Baghdadi, đều chỉ là những con tốt trên một bàn cờ giữa Washington, Mosca, Riad, Ankara, Teheran, Tel Aviv. Và “tiền cá cược” chính là những thế cân bằng lực lượng mới trong một trong những khu vực trọng yếu của thế giới. Có một điều chắc chắn là không ai có thể ảo tưởng rằng có thể tiếp tục duy trì hiện trạng ở Trung Đông như các cường quốc đã vạch ra trong những thập niên chót. Cần phải nhận thức rằng cái hiện trạng nói trên trên thực tế đã bị “cuốn theo chiều gió” trước “mùa xuân Ả Rập” và “mùa đông Hồi Giáo” trong những năm gần đây.

Ấy vậy mà Tây phương vẫn cứ cứng đầu cứng cổ không chịu nhìn nhận sự thật, vẫn cứ t giam mình trong một ảo tưởng nhất thời nông cạn, và cứ tiếp tục đưa ra những giải pháp cục bộ, giải quyết các cuộc xung đột theo từng quốc gia một mà không có được một cái nhìn toàn bộ để thấy là các cuộc xung đột trong khu vực đều được nối liền nhau bằng một sợ chỉ xuyên suốt: từ chiến tranh ở Syria đến “nội chiến” Lybia, từ những xung đột “nội bộ” ở Ai Cập đến những căng thẳng ở Yemen, đến sự thách thức của các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan ngay trong lòng của vương quốc Ả Rập Saudit. Vấn đề chính ở Syria hiện nay không phải chỉ đơn thuần là sự sống còn của chế độ của Assad và bè lũ của hắn. Sự hiện diện của quân đội Nga ở Syria cho thấy là Nga đã chuẩn bị để đối phó với kịch bản hậu Assad. Mosca cũng thừa biết là chế độ của Assad cũng sẽ chẳng còn thọ bao lâu nữa và thế là Nga đã quyết định “phủ đầu” bằng cách tăng cường sự hiện diện của mình trên “hiện trường”: trước hết là để tăng cường phòng ngự cho các căn cứ quân sự mà Nga đang có ở Syria – chủ yếu là căn cứ ở Tartus, rồi sau đó để có “áp lực” khi ngồi vào bàn hiệp thương để quyết định các cán cân lực lượng mới ở Syria. Đồng thời ngay chính cả Mỹ lẫn Châu Âu cũng thừa biết rằng nếu không có sự hiện diện quân sự của Nga … thì chỉ trong chớp mắt là cờ đen của Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) cũng bay phất phới trên nóc của dinh tổng thống Syria, ngay trong trung tâm của thủ đô Damasco.

Tất cả các nhân vật chính trên bàn cờ Syria hiện nay đều ý thức được rằng không hề có một giải pháp quân sự để giải quyết tình trạng chiến cuộc ở Syria, để tạo ổn định và để chấm dứt các cuộc thảm sát người dân vôi tội và tạo ra một làn song di cư ồ ạt sang Châu Âu để tránh bom đạn chết chóc, và nhất là để đi tìm một sự ổn định trong khu vực Trung Đông. Ngay chính cả việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo (ISIS) cũng chỉ là vấn đề chính trị chứ không phải là vấn đề quân sự: tay thủ trưởng đồ tể al-Baghdadi cũng chẳng phải là hiện thân của một giáo chủ Hồi giáo nào cả và đạo quân ISIS cũng chẳng phải là một đạo quân vô địch, bởi vì nếu không có Ả Rập Saudit đứng sau lưng với các nguồn hổ trợ tài chính của các nhóm quý tộc vua dầu hỏa thuộc sắc tộc Sunni thì Nhà nước Hồi giáo cũng chẳng sống được cho đến ngày nay. Nhà nước Hồi giáo, mà hiện nay ở Tây Âu báo chí hay nhắc đến như một lực lượng quân sự đang đe dọa nền “văn minh Ki-tô”, thực ra cũng chỉ đang kiểm soát một vùng đất rộng khoảng bằng diện tích nước Ý (không tính các đảo), trong dó có một dân số khoảng 11 triệu người. Sai lầm lớn là hiện nay công luận thế giới vẫn cho rằng ISIS là một biến số có trọng lượng, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả al-Qaeda. Thực ra thì không phải như thế. Toàn bộ “cơ chế” của ISIS, từ các “bộ” đến các văn phòng hành chánh, đến các trung tâm xã hội, thậm chí đến cả tiền lương chi trả cho các chiến binh, kể luôn cả việc tìm vợ cho các chiến binh anh hùng nhất … tất cả đều nhờ vào nguồn tài chính hổ trợ nói trên. ISIS không phải chỉ đơn thuần là dã man và bạo lực áp bức. Còn có mặt trái của nó, mà công luận Tây Âu ít khi biết đến: các hoạt động “phúc lợi xã hội” (welfare) của nhà nước Hồi giáo do chính al-Baghdadi tái dng ngay trên những vùng đất chiếm cứ ở Syria và ở Iraq, những vùng chiếm cứ và nay đang được ISIS “cai quản”. Đất của sắc tộc Sunni trở về tay Sunni. ISIS không phải chỉ cai quản bằng bạo lực áp bức, mà đôi khi cũng nhờ vào các sai lầm chiến lược của các lực lượng đối thủ, chẳng hạn như sai lầm của Mỹ ở Iraq khi Mỹ quyết định ủng hộ chính phủ thuộc sắc tộc Shia của Maliki – vốn là người “thân tín” của Teheran, do đó thay vì hòa giải hòa hợp thì chính phủ Maliki không làm gì khác hơn là phân biệt đối xử, cô lập, hạ nhục những người thuộc sắc tộc Sunni. Tất cả những chuyên gia hiểu biết tường tận về vũ trụ Hồi giáo triệt để đều đồng ý rằng bất kỳ ai  muốn kiểm soát và cai trị một lãnh thổ, một nhà nước, đều phải đặt mục tiêu chính trị cho các công cụ quân sự và khủng bố, điều này có giá trị với lực lượng Hezbollah ở Libano, với Hamaz ở Gaza … và với Nhà nước Hồi giáo trên những vùng đất chiếm cứ. Trong chừng mực nào đó thì ý chí muốn báo thù của sắc tộc Sunni chống lại sắc tộc Shia cũng đã tạo ra được sự đồng thuận đối với Nhà nước Hồi giáo, song song đó là khả năng không chối cãi được của al-Baghdadi trong quá trình đi tìm liên minh với các bộ lạc Ả Rập du cư (Bedouin) và với các phe phái hồi giáo cực đoan thánh chiến thuộc sắc tộc Sunni vốn đã hiện hữu ở Syria, ở Iraq, ở Lybia, trước khi ISIS được đẻ ra. Để bẻ gẩy các liên minh kể trên chẳng cần phải có những cuộc can thiệp không quân mà Hollande và Cameron đang hò hét cổ võ, và cũng bị chính Ý và Đức phản đối. Ngược lại cần phải có những chiến lược để thuyết phục được các sắc tộc Sunni ở Syria và Iraq – và để bảo đảm – rằng vai trò của Sunni sẽ được công nhận và có trọng lượng trong khu vực Trung Đông trong các thế cờ cân bằng lực lượng mới. Tức là không phải chống lại mà là cùng hợp tác với sắc tộc Shia. Chỉ có một chính sách chính trị mang tầm vóc chiến lược mới làm được điều này.

Đã đến lúc cần phải đẻ ra một  cuộc hiệp thương kiểu Yalta cho khu vực Trung Đông: nó cho phép Mỹ và Châu Âu giải quyết một lần tận gốc rễ những “khúc mắc” đối với Nga. Về mặt chính trị mà nói không thể nào đòi hỏi Mosca phải “tích cực” ủng hộ các hoạt động nhằm tạo ổn định cho khu vực Trung Đông trong khi cùng lúc Mỹ và Châu Âu lớn tiếng đòi trừng phạt Nga vì các hoạt động can thiệp ở mặt trận Ucraine.

Chính trị không có nghĩa là phải chối từ trách nhiệm, ngược lại, chính trị đòi hỏi cần phải biết lấy trách nhiệm một cách toàn vẹn, điều này đôi khi cũng có thể bắt buộc phải áp dụng các biện pháp quân sự, nhưng quân sự không bao giờ có thể được xem như là mục tiêu của chính trị: hễ ở đâu chỉ có mỗi biện pháp quân sự không có mục tiêu chính trị đi kèm, thì ở đó chỉ có tang thương, đổ nát, và nhà nước suy vong (lời bình của người dịch: kinh nghiệm của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một bằng chứng không chối cãi được).

Trong tình hình đầy biến động hiện nay ở Trung Đông, cần phải xem coi Mỹ, Nga, Châu Âu và cả Trung Quốc (vốn đang thâm nhập một cách im lặng nhưng rất quyết liệt vào Châu Phi) có khả năng “nặn” ra một “partnership” mới để bảo đảm an ninh trong khu vực hay không ? Vì chỉ có như thế thì các cường quốc mới đủ sức thuyết phục được các chính phủ của các quốc gia trong khu vực, từ Ankara đến Ả Rập Saudit, từ Ai Cập đến Israel, từ Iraq đến Iran, từ Syria đến Lybia, rằng: nếu không có một Yalta trong thiên niên kỷ mới này thì chẳng chính phủ nào có được chổ đứng ổn định, nói chi đến việc vẽ vời quyền lực trong khu vực. Riêng Ý thì từ lâu nay vẫn chọn phương hướng giải pháp ngoại giao: đấy là một điểm mạnh chứ không hề là một nhược điểm như nhiều người lầm tưởng. Nhưng vấn đề của biện pháp ngoại giao là các quốc gia Châu Âu phải cùng đồng hành đi chung với nhau thay vì kiểu ông nói gà bà nói vịt như hiện nay. Cần phải ý thức được rằng cái trật tự cũ có từ thế kỷ trước đã bị sụp ngã từ lâu rồi (nhất là từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt): các quốc gia, các chế độ do các cường quốc thời thực dân (Pháp và Anh đứng đầu) vẽ ra đã không còn đứng vững. Các cường quốc hậu hiện đại phải làm một bước nhảy vọt tương xứng vai trò cường quốc, khép lại một lần tất cả những vết thương của quá khứ. Việc các nước Tây phương, bốn năm về trước, đã từ chối ủng hộ dân tộc Syria trong cao trào của “mùa xuân Ả Rập” là một sai lầm, những người dân Ả Rập xuống đường là để đòi hỏi tự do dân chủ chứ nào phải để ủng hộ cuộc thánh chiến Hồi giáo cực đoan đâu. Và đáp lại là chính phủ Assad đã đem quân đội và các nhóm vũ trang khủng bố thảm sát người dân từ đó đến nay. Cuộc thảm sát mà sau đó chính các lực lượng quân sự của các nhóm Hồi giáo cực đoan và nhà nước ISIS cũng “góp tay” vào. Nhìn nhận những sai lầm như thế không phải chỉ là đóng góp để nói lên sự thật, mà cũng để thấy rằng cuộc chiến hiện nay ở Syria không thể nào giải quyết bằng phương thức kiểu “có còn hơn không” (người Ý gọi là “male minore”), tức là không thể nào nghĩ rằng thà cứ giữ Assad lại trên ngôi … vì dẫu sao hắn cũng không khát máu như al-Baghdadi của ISIS.. Một phương thức kiểu đó không phải chỉ phạm lỗi bất công đối với hơn 300 ngàn người thiệt mạng (cho đến nay) ở Syria, mà còn tạo thuận lợi thêm cho chính Assad, bởi vì như thế cho phép Assad thủ vai “người gát cổng” cho cả Tây Phương để ngăn làn sóng ISIS.

Nếu nhìn cho kỹ thì sẽ nhận ra rằng một cuộc hiệp thương Yalta hậu hiện đại cũng có nghĩa là một trang sử mới trong quan hệ của Tây phương đối với Hồi giáo về khía cạnh chính trị, cũng như đối với thế giới Ả Rập, vốn đã từng được chính Obama nhiều lần kêu gọi … nhưng rồi cũng chỉ như là tiếng vang trên sa mạc. Obama một mình chắc chắn cũng không thể nào dập tắt được cơn hỏa hoạn đang có nguy cơ làm cháy toàn bộ khu vực Trung Đông.

12/09/2015
 chuyển ngữ



(*) Hội nghị Yalta 4-11/02/1945 tại cung điện Livadia, ở thành phố Yalta, miền nam Ucraine, với sự tham gia của 3 cường quốc thắng phát-xít hòi Đệ II thế chiến: Mỹ, Anh và Liên Xô, để giải quyết những bất đồng giữa 3 cường quóc này, với kết quả là vẽ ra một “trật tự” thế giới mới sau Đệ II thế chiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét