24 tháng 9, 2015

Mãnh lực đồng tiền !!!



Các “thượng đế” của ngành công nghệ thông tin mạng đến “chầu Đại vương họTập”



Từ Apple cho đến Walt Disney, ba chục công ty với tổng số vốn bằng 3 ngàn tỉ đô-la đã có mặt tại Saettle nhân dịp chuyến công du nhà nước đầu tiên ở Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: bởi vì mặc dù bầu không khí có những căng thẳng (Trung Quốc đã ngăn sông cấm chợ hàng loạt các web site của Google, Facebook, Twitter, Yahoo .. chẳng hạn, hay của báo chí Mỹ), những các công ty Mỹ vấn không thể nào phớt lờ thị trường Trung Quốc.

Nguyên tác bài này có tên “I padroni dela Rete alla corte di Xi” của Federico Rampini, đặc phái viên của nhật báo “la Repubblica” ở New York đăng ngày 24/09/2015 nhân chuyến công du cấp nhà nước của Tập Cận Bình sang Mỹ

*********

Tập Cận Bình đến Mỹ ngày thứ ba (22/09/2015) trên chiếc Boeing 747. chỉ một vài giờ sau khi nó hạ cánh ở Seattle, tập đoàn Boeing đã công bố hợp đồng bán 300 máy bay ... và mở một nhà máy ở Trung Quốc. Vã lại, một mình nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã chiếm tới 25% doanh thu của tập đoàn máy bay khổng lồ này. Nói thế để thấy cái “cốt lõi” của phương pháp hành xử của Tập”. Trong chuyến công du cấp nhà nước chính thức đầu tiên Mỹ, trong thời điểm Trung Quốc đang có khủng hoảng tài chính tăng trưởng bị trì trệ, rồi các cáo buộc của chủ nghĩa bành trướng quân sự, những chỉ trích về những hoạt động tấn công qua mạng (cyber-attacks) gián điệp công nghiệp, nhưng Chủ tịch Trung Quốc đã cho biết là sẽ không nhượng bộ. Thông điệp của Tập gởi đến các “thượng đế” của business Mỹ mang nội dung như một câu hỏi có tính đe doạ: quý vị nghĩ là quý vị có thể lờ được thị trường Trung Quốc hả ?

Nếu tảng núi không mò đến Maometto, thì Maometto đi đến tìm núi. Lần này thì các “thượng đế” của ngành công nghệ thông tin Mỹ phải “ồ ạt” kéo nhau đến chầu “Đại vương”. Tản núi đá khổng lồ Tập Cận Bình đã “triệu tập”, vâng, thư mời dùng thẳng từ “convocated” đến “chầu Đại Vương”. Đứa nào không đến thì coi như mệt. Làm sao dám lờ khi mà một “thượng đế” như Tim Cook (chủ tịch quản trị tập đoàn Apple) cũng đã hồ hởi xác nhận là giá cổ phần chứng khoán của Apple đã lên vùn vụt nhờ vào những thành công mà Apple đạt được  ở thị trường Trung Quốc, vẫn theo tuyên bố của Cook thì hiện nay con số iPhone bán ở Trung Quốc đã qua mặt thị trường ở Mỹ hay ở Châu Âu. Thế là cùng đồng hành với Cook, những “thượng đế” khác trong ngành công nghệ thông tin mạng cũng phải đi “hành hương”: tất cả là 30 chục công ty, với tổng số vốn là 3 ngàn tỉ đô-la. Thậm chí có cả sự hiện diện của chủ tịch hay đại chiện chủ tịch của các công ty “Old Economy” (những công ty không thuộc ngành công nghệ thông tin mạng)  như tập đoàn khổng lồ Walt Disney: tập đoàn này đang chuẩn bị khai trương một Disnayland ở Thượng Hải và đầu năm 2016, một dự án đầu tư với 5,5 tỉ đô-la. Rồi có cả Mary Barra, CEO của General Motor: đối với tập đoàn này thị trường Trung Quốc vẫn luôn là thị trường chiến lược cho dù hiện nay mức độ tiêu thụ của thị trường này có giảm. Rồi cũng có đủ mặt bá quan văn võ của vùng Seattle: từ Bill Gates (Microsoft) đến Jeff Bezos (Amazon), bởi vì Seattle này được coi như là một San Francisco ở phía Bắc, và “tổng hành dinh” của Boeing nằm ở đây.

Cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và giới đại gia của Mỹ ở Seattle

Ai dám bảo là một “Đại vương chuyên quyền” không biết hài hước ? Trong buổi tiệc chiêu đãi chính thức, Tập đã nói đến chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc bằng một cú mỉa mai: có ai đó đã hỏi có phải là những tội nhân tham nhũng bị bắt đi tù là những đối thủ chính trị của Tập trong nội bộ đảng, Tập trả lời: “Đây nào phải là phim House of Cards đâu”. Một câu nói đùa thâm thuý, bởi vì bộ phim truyền hình Mỹ nhiều tập nói trên  - giàn dựng trên những hư cấu về những âm mưu chính trị giữa Nhà Trắng và Quốc Hội – lại là một trong những bộ phim bị sao chép lậu nhiều nhất ở Trung Quốc.

Bầu không khí giữa tư bản Mỹ và chính quyền Bắc Kinh hiện nay không mấy gì êm ả. US-China Business Council, một kiểu hội đoàn chuyên trách về các quan hệ thương mãi tập hợp tất cả các tập đoàn siêu quốc gia của Mỹ có mặt ở Bắc Kinh và Thượng Hải, cho biết là dựa theo thống kê thì tình hình có vẻ xấu đi: khoảng 5 năm về trước có đến 58% lãnh đạo các tập đoàn này của Mỹ tuyên bố lạc quan. Hôm nay thì chỉ còn có 24% tuyên bố lạc quan về các business của họ ở Trung Quốc. Và cũng chẳng phải chỉ vì vận tốc phát triển kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Vấn đề là các công ty nước ngoài, chẳng riêng gì của Mỹ, đều bị chính phủ Bắc Kinh “chèn ép” để nhằm ưu đãi các thương nhân Trung Quốc hay các tập đoàn kinh tế nhà nước của Bắc Kinh. Các “thượng đế” của ngành thông tin mạng đều cảm thấy bị đe doạ. Trên thực tế các mạng như Google, Facebook, Twitter, Yahoo đều bị ngăn sông cấm chợ và không đến được với người sử dụng Trung Quốc, Các công ty công nghệ cao cũng vất vã. Chẳng hạn như công ty Qualcomm (ở California) bị phạt một tỉ đô-la. Công ty Microsoft thì bị chính phủ Bắc Kinh ép phải cập nhật miễn phí tất cả software, thậm chí cho cả những người sử dụng software lậu. Trong nhiều trường hợp, để biện hộ các chính sách ngăn sông cấm chợ này, chính quyền Bắc Kinh cũng biết lợi dụng những thông tin “rò rỉ” từ nhân vật Edward Snowden, cựu nhân viên của National Security Agency của Mỹ đã tiết lộ và tố cáo các công ty hi-tech của Mỹ đã đóng vai trò “con ngựa thành Troia” để làm các hoạt động gián điệp cho Mỹ. Chẳng hạn như tập đoàn khổng lồ Cisco ở Silicon Valley, vốn là tập đoàn chuyên về xây dựng hạ tầng cơ sở truyền thông cho mạng Internet: router và các tổng đài phân phối các mạng lưu thông Internet, thế mà gần đây doanh thu của Cisco trên thị trường Trung Quốc giảm đi 30% vì các hợp đồng rơi vào tay của tập đoàn Trung Quốc Huawei. Thông thường những thông tin do Snowden tiết lộ được Tập Cận Bình sử dụng để biện minh cho các quyết định ngăn cấm của Bắc Kinh dưới danh nghĩa “bảo vệ an ninh”: những sắc luật mới ép các tập đoàn của Silicon Valley phải “bật mí” với Bắc Kinh “code” của các phần mềm đã được đăng ký bảo vệ bản quyền, hoặc phải chấp nhận giới hạn các luồn thông tin ra khỏi Trung Quốc. Ngay cả đến các công ty Mỹ vốn đã phải trực tiếp chịu bị o ép hay phải hứng chịu những trừng phạt ở Trung Quốc cũng đành phải “ngậm bồ hòn” không dám từ chối lời mời của Tập đến dự buổi gặp gỡ ở Seattle. Trùm Internet của Trung Quốc, Lu Wei, đã hăm doạ thẳng rằng ai mà dám “cả gan” từ chối không có mặt sẽ bị “để ý”: diễn nôm ra là những Chủ tịch của tập đoàn nào mà không đến “chầu” “Đại vương họ Tập” sẽ trở thành “đối tượng chú ý đặc biệt” trong quá trình làm ăn ở Trung Quốc.

Về phía Mỹ chính Tổng Thống Obama cũng đã cảnh báo các “thượng đế”: trong một cuộc họp cao cấp với Business Roundtable (tương đương với tổ chức Confindustria của Ý), Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Khi quí vị gặp khó khăn ở Trung Quốc và quý vị muốn được chúng toi giúp đỡ thì quí vị cũng phải “lòi mặt ra”. Quý vị không thể nào đến để bảo rằng quý vị bị o ép thế này thế kia, nhưng quý vị muốn dấu tên, quý vị không muốn “thiên hạ” biết chính quý vị đã đến để than thở với chúng tôi.” Đó là một hành động che dấu, mang tính đồng loã, dù rằng chỉ vì lo sợ bị trả thù.

Dù rằng hơi khó chịu, nhưng Obama cũng quyết định không gây khó khăn cho giới làm ăn Mỹ. Nhà Trằng đã quyết định dời tuyên bố về các biện pháp trừng phạt chống lại tội phạm “gián điệp xi-be” (cyber-spying) đến từ phía Trung Quốc: các biện pháp này đã được soạn thảo xong xuôi sẳn sàng rồi, và chính quyền Mỹ trước đây cũng dự tính là sẽ tuyên bố trước khi Tập Cận Bình sang Mỹ, nhưng rồi sau đó Nhà Trắng quyết định dời lại sau chuyến công du của Tập.

Mà nào chỉ có các “thượng đế” phải “ngậm bồ hòn” đâu. Trong chuyến “hành hương” sang đến Seattle để đi “chầu Đại vương” còn có đông đảo các Thống đốc của các tiểu bang Mỹ, từ tay cấp tiến Jerry Brown (California) đến tay Cộng hoà Rick Snyder (Michigan). Thống đốc nào cũng lâm le ngó đến các dự án đầu tư của Trung quốc vào bang của họ. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay, các công ty Trung Quốc đã đưa ra 88 kế hoạch đầu tư với trị giá là 6,5 tỉ đô-la, tăng 47% so với trị giá đầu tư hồi năm ngoái.

Tay Donald Trump (một Berlusconi phiên bản Mỹ), ứng cử viên trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Cộng Hoà để đề cử ứng cử viên chính thức tranh cử vào Nhà Trắng năm tới, đã không tiếc lời mạ nhục Trung Quốc: “Trung Quốc đe doạ nền kinh tế của chúng ta. Hút máu của Mỹ”. Nhưng các đồng đảng của y  đang nắm quyền, từ bang South Carolina đến Ohio, đều nhất trí “ngậm bồ hòn”.

Và ngay chính cả Obama cũng vậy, khi mà vào ngày thứ sáu tới đây Obama phải đón tiếp chính thức Tập ở Nhà Trắng: hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc có rất nhiều căng thẳng: chính sách bành trướng của Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương đụng chạm đến các đồng minh của Mỹ (Nhật, Phi); các cuộc tấn công-xibe vào các trạm Internet của chính quyền Mỹ, trong đó có cả cơ quan An ninh. Mà điều làm Obama lo nhất chính là sự suy yếu của cái đầu tàu kinh tế Trung Quốc, bởi vì dầu gì đi nữa thì Mỹ và nền kinh tế Trung Quốc cũng đã có nhều quan hệ “cộng sinh” (simbiosi) kể từ ¼ thế kỷ nay.

Do dó dù có thương có ghét, Obama cũng bị bắt buộc phải “ủng hộ” Tập, vì đó là nhân vật “đúng người đúng lúc” (the right man at the right time.).

24/09/2015
chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét