21 tháng 5, 2012

Thấy vậy mà không phải vậy !!!

Tin luật sư khiếm thị Trần Quang Thành (Chen Guang Cheng) vừa đến Mỹ an toàn ... thực ra không phải là loại chuyện "có hậu". Thỏa thuận giửa Mỹ và Trung Quốc để nhà đấu tranh nhân quyền Trần Quang Thành được "học bổng" đến Mỹ phải được coi như là "giải pháp ít tồi tệ nhất"  (least worst solution) cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Trần Quang Thành và vợ đến New York


Trung Quốc thực ra có dày dạn kinh nghiệm để biết rằng những người đấu tranh đối lập với nhà nước một khi đã ra nước ngoài "tị nạn" thì coi như đã bị "vô hiệu hoá" về mặt chính trị. Bằng chứng là hiện nay có bao nhiêu người sống ở Mỹ hay ở Châu Âu hay ở những nước khác trên thế giới biết đến tên tuổi của những nhà đấu tranh đối lập với nhà nước Trung Quốc hiện đang "tị nạn" ở nước ngoài ? Trường hợp của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ là một trường hợp hạn hữu gần như là duy nhất. Một Lưu Hiểu Ba (Liu Xiao Bo - Nobel về hòa bình 2010) nằm tù ở Trung Quốc chắc chắn là sẽ được thế giới biết đến nhiều hơn là một Trần Quang Thành mà trong một vài tháng tới, khi mà "sân khấu truyền thông" tắt đèn, thì chẳng mấy ai còn nhớ đến.
Đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh việc "chụp mũ" những người đấu tranh đối lập phải chạy ra ngoài tị nạn là "phản bội tổ quốc", thậm chí là "tay sai của tư bản" (sic) là một chuyện rất dễ ..... trong khi chẳng dễ gì chụp mũ những người nằm rục xương trong nhà tù Trung Quốc. Thậm chí đến ngay cả Tây Âu, khi một người đấu tranh chính trị đã "được phép" tị nạn ở nước ngoài rồi .... thì Tây Âu dễ có thái độ coi như mình đã "hoàn thành sứ mệnh" và thế là lẳng lặng quên đi người tị nạn trong một căn hộ nào đó được chính phủ Tây Âu trợ cấp coi như là "bổn phận dân chủ".

Ở những xứ rồng rắn khác tình trạng cũng chẳng khác biệt chi. Thử hỏi mấy ai ở Tây Âu còn nhớ đến một Bùi Tín ? một Vũ Thư Hiên ? Hay gần đây hơn là một Dương Thu Hương ?

Roma, 20/05/2012



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét